13
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được NHNN cấp phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24 tháng 04 năm 1993 với thời gian hoạt động 50 năm. Vốnđiều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam. NH bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993. ACB có Hội sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến nay, ACB đã tồn tại hơn 22 năm. Trong suốt quá trình hoạt động ACB đã hội nhập khá tốt với hệ thống NH trong nước cũng như đối với những NHNNg. Với các sản phẩm phong phú, đa dạng và sáng tạo. ACB đã và đang cung ứng cho KH của mình các dịch vụ tiện ích NH với chất lượng ngày càng tăng. Mặt khác, ACB có cơ chế hoạt động chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ và nhân viên có tay nghề, thường xuyên được đào tạo nên chất lượng phục vụ KH luôn được nâng cao. NH đã vinh dự được các tạp chí như Euromoney, Asian Wall Street Journal, Global Finance bầu chọn là NH tốt nhất Việt Nam.
Các giai đoạn phát triển của ACB:
Giai đoạn 1993-1995: đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về KHCN và DNNVV trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.
Giai đoạn 1996-2000: ACB là NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (CT con của World Bank). Năm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa CNTT NH. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống NH lõi là TCBS. Tháng 6/2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, ACB thành lập CT TNHH chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động.
Giai đoạn 2001-2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2004, CT Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành lập. Năm 2005, ACB và NH Standard Chartered ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và Standard Charterd trở thành cổđông chiến lược của ACB.
Giai đoạn 2006-2010: ACB niêm yết tại TT Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập CT Cho thuê tài chính ACB (ACBL) cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như CT Open Solutions (OSI), Microsoft, NH Standard chartered. Trong năm 2008, ACB hợp tác với tổ chức American Express và tổ chức JCB.
Năm 2011 ACB đã khánh thành TT Dữ liệu dạng Mô-đun (enterprise module data center) tại Tp.Hồ Chí Minh và đưa vào hoạt động thêm 45 CN, PGD.
Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạtđộng của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đãứng phó tốt sự cố và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó.
Năm 2013, tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng, ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy dộng và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho CT Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/ thu nhập xuống còn 66%, giảm 7% so với năm 2012.
Đến 31/12/2014, ACB có 346 CN và PGD đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của ACB.
Nhờ vào mạng lưới rộng khắp của mình, ACB đã phục vụ KH nhiều hơn từ thành thị đến nông thôn, càng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động, đó là điều kiện tốt nhất để đa dạng sản phẩm và dịch vụ phục vụ KH, ACB định hướng cho mỗi CN như là một TT vừa tạo lợi nhuận vừa phục vụ KH tại địa bàn hoạt động.
Trong môi trường kinh tế từ 1993-2014 đã không ít những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mọi hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng. Nhưng ACB vẫn đứng vững, tiếp tục phát triển quy mô hoạt động và đã đạt được những bước đáng kể về mọi mặt. Những thành quả đó là do những nỗ lực không ngừng và bền bỉ, cùng nhau đoàn kết của tập thể ACB, những cá nhân không ngừng sáng tạo, nhiệt tình, tìm tòi những cái mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường những dịch vụ, tiện ích của sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ KH. Đặc biệt, những thành quả đạt được đó là nhờ niềm tin và sự ủng hộ lớn lao của tất cả KH trong và ngoài nước dành cho ACB.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thời gian vừa qua Châu thời gian vừa qua
Tình hình hoạt động của ACB qua các năm tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 9.376.965 9.376.965 9.376.965 9.376.965 9.376.965
Tổng giá trị tài sản 205.102.950 281.019.319 176.307.607 166.598.989 179.609.771
Lợi nhuận sau thuế 2.334.794 3.207.841 784.040 826.493 951.802
ROS (%) 15,61 12,60 3,52 5,44 6,95
ROE (%) 24,90 34,21 8,36 8,81 10,15
ROA (%) 1,14 1,14 0,44 0,50 0,53
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [8], [9], [10], [11], [12]
Quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn và dư nợ của ACB luôn tăng trưởng với tỷ lệ cao qua các năm, tuy nhiên hoạt động kinh doanh chỉ mới gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam và chủ yếu tập trung tại Tp.Hồ Chí Minh.
Doanh thu xu hướng tăng trưởng qua các năm 2010-2011, đến năm 2012 và 2013 thì có xu hướng giảm do hoạt động của hệ thống NH Việt Nam vẫn rất khó khăn do tổng cầu sụt giảm, nhu cầu và khả năng vay vốn để đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của DN và dân cư bị hạn chế, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện, hoạt động NH vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Môi trường kinh doanh đầy biến động mấy năm gần đây làm hao hụt đáng kể nguồn lực tài chính và hiệu quả hoạt động của NHTM. Lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng trở lại vào năm 2013, tuy không nhiều nhưng cũng là một thay đổi đáng kể. ACB duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao qua các năm, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận tương ứng với nhau qua các năm 2010-2011, đến 2012 do tình hình kinh tế và sự cố nên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm và đang dần khôi phục vào năm 2013.
Tỷ suất lợi nhuận của ACB có xu hướng giảm trong năm 2010-2012 do tình hình kinh tế có nhiều biến động và ngành NH đang bị kiểm soát chặt từ NHNN. Tuy nhiên ACB vẫn cótỷ suất lợi nhuận tốt và lợi nhuận sau thuế luôn tăng qua các năm 2010-2011. Sau sự cố 2012 thì tỷ suất lợi nhuận tốt và lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng nhẹ trở lại.
Mặc dù ngành NH Việt Nam gặp nhiều khó khăn từ năm 2008 đến nay với những quy định giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHNN, lãi suất trần… nhằm kiểm soát lạm phát và lãi suất không ngừng tăng cao gây khó khăn cho KH, dư nợ cho vay của ACB luôn có sự tăng trưởng cao (trung bình 15.5%/năm) và tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% từ năm 2010-2011. Cho thấy ACB tăng trưởng có kiểm soát và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
Thu nhập thuần của ACB trong năm 2013 sụt giảm còn 96,68% so với 2012, nhưng mức giảm có thể xem như không đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB không tăng trưởng. Đến năm 2014, thu nhập thuần của ACB đã tăng 7,19% so với năm 2013.
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng thu nhập từ năm 2010 đến năm 2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Thu nhập lãi thuần 4.174 6.608 6.871 4.386 4.766
Thu nhập ngoài lãi 1.319 1.039 (1.036) 1.263 1.290
Tổng thu nhập 5.493 7.647 5.835 5.650 6.056
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [8], [9], [10], [11], [12]
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Kinh tế thế giới 2014 đang trong bối cảnh rất phức tạp, với nhiều sự kiện nóng kéo dài dẫn đến các tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục kinh tế. Ngoại trừ Mỹ là nước đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng với sự hồi phục tuy chậm nhưng vững chắc thì Trung Quốc đang đối mặt với mực tăng trưởng thấp dần. Theo báo cáo của NH Thế giới về triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 01/2015, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2014 và sẽ tiếp diễn ở năm 2015.
Kinh tế Việt Nam 2014 phục hồi tích cực cao hơn dự báo của nhiều cá nhân và tổ chức và mục tiêu đề ra của chính phủ. Kiểm soát lạm phát vàổnđịnh vĩ mô tiếp tục có những bước tiến mới. Nguyên nhân do sựđiều tiết thận trọng của Chính phủ, các biếnđộng chính trị bên ngoài ít ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
Năm 2014, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,98%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6%, nông lâm thủy sản tăng 3,49%, tổng mức bản lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng loại trừ lạm phát tăng 6,25%, xuất khẩu 12%, xuất siêu đạt 1 tỷ USD.Lạm phát được đẩy xuống mức thấp, CPI cả năm 2014 tăng bình quân 4,06% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Trong năm 2014, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt và linh hoạt trong chính sách tiền tệ.Tổng phương tiện thanh toán cả năm tăng khoảng 16% (chỉ tiêu 16-18%), tăng trưởng tín dụng 12,62%(chỉ tiêu 12-14%), lãi suất huy động giảm 1,5-2% so với cuối năm 2013 nhưng tổng huy động vốn vẫn tăng 16,3%, lãi suất cho vay bình quân giảm 2%. Mặt bằng lãi suất trở lại thời kỳ 2005-2006.
Chương trình cơ cấu lại hệ thống NH có những tiến bộ nhất định. NHNN tiếp tục thúc đẩy mua lại nợ xấu qua CT VAMC và việc tự xử lý bằng dự phòng rủi ro của các TCTD. Mục tiêu của NHNN là đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức dưới 3%.
Những thay đổi trên đã tạo ra một môi trường ổn định thuận lợi hơn cho hoạt động tiền tệ tín dụng. Thanh khoản NH dồi dào hơn, đây là một cơ hội cho ACB phục hồi sau giai đoạn khó khăn 2012. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh càng ngày càng trở nên quyết liệt hơn cũng đòi hỏi ACB phải có những bước đi đúng đắn để không bị tụt hậu với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Á Châu
2.2.2.1 Dịch vụ huy động vốn
ACB đã và đang triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau như:
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm rất đa dạng với các kỳ hạn khác nhau đáp ứng nhu cầu KH, lãi suất cạnh tranh.
Giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi … được phát
hành theo từng giai đoạn nhất định, với kỳ hạn đa dạng và nhiều tiện ích ưu việt.
Sản phẩm tiền gửi thanh toán: sản phẩm này có đặc điểm được mở tài khoản miễn phí; Thủ tục mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện; Thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; Thông tin tài khoản được bảo mật tuyệt đối và được hưởng các dịch vụ kèm theo như: thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, chuyển tiền, chi trả hộ tiền lương, thu hộ tiền hàng, các dịch vụ NHĐT.
Bảng 2.3: Tăng trưởng huy động từ KH tại ACB giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Tổng vốn huy động KH 125.234 -12% 138.11 10% 154.61 12% Huy động vốn từ hoạt động bán lẻ 121.684 7% 128.01 5% 144.15 13% Tỷ trọng trong tổng huy động (%) 97 - 93 - 93 - + Tiền gửi KHCN 110.452 8% 115.09 4% 127.62 11% Tỷ trọng trong hoạt động bán lẻ (%) 91 - 90 - 89 - + Tiền gửi KHDNNVV 11.232 -3% 12.916 15% 16.532 28% Tỷ trọng trong hoạt động bán lẻ (%) 9 - 10 - 11 -
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17] (i): Kết quả thực hiện trong năm
(ii): Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ tổng nguồn vốn huy động từ KH thì huy động vốn từ hoạt động bán lẻ cũng đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, trung bình khoảng 10% / năm trong giai đoạn từ 2010 - 2014. Tính đến cuối năm 2014, huy động vốn từ các KHCN và KHDNNVV đạt mức 144.152 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 93% trong tổng nguồn vốn huy động từ KH. Trong đó, huy động vốn từ KHCN chiếm phần lớn số vốn huy động từ DVBL (khoảng 90%). Từ đó cho thấy mảng KHDNNVV vẫn chưa được khai thác đúng mức. Những số liệu trên đây cho thấy mảng dịch vụ huy động vốn từ KHCN và KHDNNVV rất quan trọng đối với hoạt động chung của NH, góp phần tạo lập nguồn vốn dồi dào, ổn định và bền vững, làm nền tảng để triển khai các mảng hoạt động khác.
2.2.2.2 Tín dụng bán lẻ
Để phát triển tín dụng bán lẻ, ACB đã thiết kế nhiều sản phẩm tín dụng theo các nhóm KH như sau:
Đối với nhóm KHCN: Các sản phẩm chủ yếu bao gồm cho vay mua, xây
dựng, sửa chữa nhà, đất; Cho vay mua căn hộ, nhà đất dự án; Cho vay mua ô tô; Cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay thấu chi; Cho vay tín chấp; Cho vay du học; Cho vay cổ phần hóa.
Đối với nhóm KHDNNVV: Các sản phẩm chủ yếu là Thấu chi DN; Cho vay
theo món/hạn mức để bổ sung Vốn lưu động phục vụ kinh doanh; Tài trợ dự án; cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Kết quả hoạt động của dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ACB trong 5 năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tăng trưởng tín dụng theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
(i) (i) (ii) (i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)
Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 18% 102.815 0% 107.190 4% 116.324 9% Dư nợ hoạt động bán lẻ 49.316 68.198 38% 70.128 3% 73.898 5% 75.220 2% Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 57 66 - 67 - 69 - 65 - Nguồn: Tổng hợp số liệu từ [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17] (i): Kết quả thực hiện trong năm
(ii): Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay từ hoạt động bán lẻ tăng trưởng đều về số tuyệt đối qua các năm và chiếm từ 57-69% tổng dư nợ cho vay của toàn NH. Tính đến cuối năm 2014, dư nợ hoạt động bán lẻ đạt 75.220 tỷ đồng, tăng 2% so với năm trước và chiếm 65% tổng dư nợ toàn NH. Mặc dù dư nợ từ hoạt động bán buôn đã có sự tăng trưởng nhưng xét trong quãng thời gian 5 năm gần đây, tín dụng bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay của NH.
2.2.2.3 Hoạt động dịch vụ
Trong những năm vừa qua, ACB đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động cụ thể để tăng dần tỷ trọng của thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của NH, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tạo cơ sở để NH phát triển ổn định, bền vững. Trong đó, nhóm KHCN và các DNNVV là những đối tượng KH sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, có đóng góp lớn trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của toàn NH.
Dịch vụ bảo lãnh
Đối với KH của hoạt động bán lẻ, dịch vụ bảo lãnh được cung cấp chủ yếu cho