Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Phương pháp này dựa trên tính chất linh hoạt hay ổn định của nguồn vốn để phân tích và dự báo thanh khoản, theo nguyên tắc loại nguồn vốn nào có tính ổn định thấp thì dự trữ phải cao, và ngược lại, loại nguồn vốn nào có tính ổn định cao thì dự trữ thấp.

Về cơ bản, phương pháp này được tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại dựa trên cơ sở ước lượng xác suất (khả năng) rút tiền của khách hàng. Ví dụ: có thể chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thương mại thành 3 loại:

Loại 1: Ổn định cao (chiếm tỷ trọng 20%).

Loại 2: Ổn định vừa phải (chiếm tỷ trọng 45%).

Loại 3: Ổn định thấp (chiếm tỷ trọng 35%).

Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại trên cơ sở ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ, tỷ lệ dự trữ đối với từng loại như sau:

Đối với loại 1: 15%.

Đối với loại 2: 20%.

Đối với loại 3: 35%.

Bước 3: Xác định nhu cầu thanh khoản trong kỳ thông qua công thức sau: Yêu cầu thanh khoản vốn trong kỳ = 15% × (Vốn loại 1 – Dự trữ bắt buộc) + 20% × (Vốn loại 2 – Dự trữ bắt buộc) + 35% × (Vốn loại 3 – Dự trữ bắt buộc).

Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng thương mại phải luôn sẵn sàng thực hiện các khoản cho vay chất lượng cao bất cứ khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng là:

Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng

thương mại

= Yêu cầu thanh khoản

vốn trong kỳ +

Yêu cầu thanh khoản đối với cho vay trong

kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)