Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 89)

Trong thời gian vừa qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát,… và có những tác động không nhỏ đến trạng thái thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, qua những phân tích ở chương 2, có thể thấy rằng các tác động của chính sách tiền tệ chưa hoàn toàn tôn trọng cơ chế thị trường, chưa đúng liều lượng, chưa phát tín hiệu trước khi thực hiện nên đã gây ra những cú “sốc” cho các ngân hàng thương mại. Có thể nhận thấy rằng, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những điều chỉnh:

Thứ nhất, cần tôn trọng cơ chế thị trường để thị trường để cho thị trường

quyết định lãi suất. Trong ngắn hạn, việc thực hiện đồng thuận lãi suất và áp dụng trần lãi suất đã kiềm chế được cuộc đua lãi suất nhưng về lâu dài sẽ làm méo mó thị trường. Tuy nhiên, lãi suất thị trường không có nghĩa là buông lỏng quản lý mà Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp khi có cuộc đua lãi suất nhằm bình ổn thị trường bằng thanh tra, giám sát, kiểm soát các ngân hàng thương mại cố tình đẩy lãi suất lên cao để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả và an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng bộ dữ liệu thống kê và tiến hành các nghiên cứu về cơ chế chính sách và cách thức truyền dẫn chính sách để có thể lượng hóa tác động chính sách, phục vụ cho công tác dự báo, giảm bớt những quyết định đi sau thị trường hoặc những cú sốc với thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ ba, tuân thủ tiến trình thông tin, ban hành và thực thi chính sách. Để

giảm tính thử sai, để văn bản đưa ra không gặp các phản ứng bất lợi của thị trường và đảm bảo hiệu lực thực thi, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cần tuân thủ tiến trình thông tin trong ban hành và thực thi chính sách [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 89)