Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 80)

Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân chủ quan

 Nhận thức về quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương

mại Việt Nam còn hạn chế: Sự chủ quan, kế hoạch tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới quá nhanh so với nội lực và khả năng quản trị của ngân hàng trong quá khứ đã tạo nên những khó khăn trong hoạt động nói chung và khả năng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng này trong hiện tại.

 Trình độ của cán bộ quản trị rủi ro còn chưa cao: Chất lượng nguồn nhân

lực là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của hoạt động ngân hàng, trong đó có công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trình độ của các cán bộ đang thực hiện công tác quản trị rủi ro hiện nay vẫn chưa cao, làm cho công tác này tại các ngân hàng thương mại vẫn còn rất hạn chế.

 Công tác dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh chưa được

các ngân hàng thương mại quan tâm thích đáng. Chính vì vậy, khi các tín hiệu thực thi chính sách tiền tệ được phát đi, các ngân hàng thương mại vẫn không quan tâm để có những biện pháp phòng ngừa thích ứng.

Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ bản thân các ngân hàng thương mại thì các nguyên nhân xuất phát từ các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, cụ thể:

 Đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi: Có thể nói những điểm yếu trong

khả năng thanh khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của nhóm ngân hàng được khảo sát thể hiện các đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế chuyển đổi. Năng lực quản trị và mức độ tác động của các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước còn yếu, chưa đồng bộ, quy mô của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhỏ, kỹ năng quản trị chưa cao, nền tảng công nghệ chưa hiện đại,… là những đặc điểm nổi bật. Chính vì lý do đó nên hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam vẫn còn thua kém rất xa hệ thống ngân hàng của các quốc gia phát triển trên thế giới.

 Chính sách tiền tệ thiếu nhất quán và có quá nhiều mục tiêu đã làm cho

Ngân hàng Nhà nước trong một số tình huống gặp khó khăn trong việc lựa chọn các công cụ tác động. Thêm vào đó, tính chủ động, độc lập trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là chưa cao, vẫn chịu sự chỉ đạo quá sâu của Chính phủ. Kết quả là thị trường tiền tệ và các thị trường liên quan như: chứng khoán, bất động sản,… đã chịu những ảnh hưởng không đáng có từ những chính sách tiền tệ này.

 Sự thiếu minh bạch, công khai hóa thông tin: Các thông tin chính xác về

tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa minh bạch. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước thì cũng chưa có bất kỳ nguồn thông tin đáng tin cậy nào khác để hỗ trợ các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc ra quyết định tín dụng. Chính việc thiếu hụt những thông tin đa dạng, chuẩn xác đó đã khiến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng thanh khoản cũng như quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở thu thập, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Đi sâu vào nghiên cứu, tác giả đã ví dụ cụ thể trường hợp của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Các phân tích này kỳ vọng người đọc có cái nhìn sâu hơn và cụ thể hơn về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau cùng, luận văn có đúc kết được nhận xét chung nhất về tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Như vậy, chương 2 đã hoàn thành mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm. Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các giải pháp này được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 80)