Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoảncủa Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 42)

Ngân hàng thương mại cổ phần Sumitomo Mitsui (SMBC - Nhật Bản) thành lập năm 1919, không chỉ là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín, tiềm lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà còn là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thế giới về quy mô và mức độ tín nhiệm. SMBC đã thực hiện chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tiêu biểu sau:

Thứ nhất, để quản trị rủi ro thanh khoản, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đưa ra những yêu cầu đối với cơ cấu Tài sản Có như một tỷ lệ tối ưu nhất đảm bảo sự ổn định, khả năng thanh khoản và khả năng chi trả của ngân hàng thương mại. Theo quy định đó, SMBC luôn duy trì một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi.

Thứ hai, SMBC thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo mô hình CAMELS bằng cách phối hợp quản trị giữa vốn tự có, chất lượng Tài sản Có, quản lý, thu nhập, thanh khoản và độ nhạy cảm.

Thứ ba, SMBC còn chủ động thiết lập Hội đồng quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO) nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản thông qua chiến lược quản trị thanh khoản Tài sản Có và Tài sản Nợ. Một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoảncủa SMBC như:

Hợp nhất tài khoản: Hợp nhất các tài khoản vào một ngân hàng sẽ giúp đơn

giản hoá việc giám sát và quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn.

Tập trung tiền mặt tự động: Tự động huy động tiền nhàn rỗi từ các tài khoản

phụ vào một tài khoản chính.

Các giải pháp tối ưu hoá lãi suất: Gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi kỳ

hạn để tối đa hoá lợi nhuận.

Thứ tư, SMBC còn thực hiện chiến lược quản trị phối hợp giữa Tài sản Có – Tài sản Nợ một cách thống nhất và nhịp nhàng. Với chiến lược quản trị Tài sản Có, SMBC đã luôn chủ động trong công tác phòng chống rủi ro thanh khoản ví dụ như luôn dự trữ một lượng thanh khoản dự phòng hợp lý, ký kết thực hiện các điều khoản với tổ chức bảo hiểm nhằm tài trợ cho rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, SMBC còn thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro, mở rộng chi nhánh khắp Châu Á, tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, xâm nhập thị trường mới và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động từ dân cư trong và ngoài nước, từ thành thị đến địa phương…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 42)