Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 84)

năm 2020

Bốn trụ cột chiến lược trong định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 gồm:

Trụ cột 1: Tái cơ cấu hệ thống các Tổ chức tín dụng theo hướng đa dạng, bền vững và có năng lực cạnh tranh.

Trụ cột 1 của chiến lược hướng tới đảm bảo cho mỗi định chế ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu tài chính ngày càng tăng của nền kinh tế và duy trì sự bền vững trong môi trường thị trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi chiến lược phải chỉ ra các thách thức cụ thể mà ba loại hình ngân hàng chủ yếu phải đối mặt. Cụ thể là:

Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Thúc đẩy quá trình hợp nhất các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm đạt

Tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển Việt Nam trở thành các định chế độc lập và ổn định về mặt tài chính.

Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng an toàn và lành mạnh.

Tái cơ cấu và củng cố hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân và phát triển tài

chính vi mô.

Hình thành và phát triển tập đoàn tài chính có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Trụ cột 2: Hoàn thiện môi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng.

Trụ cột 2 được xây dựng nhằm cải thiện tính hiệu quả và toàn vẹn của khu vực ngân hàng bằng cách tăng cường các cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Tăng cường chất lượng thông tin công bố của các Tổ chức tín dụng để cải

thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền.

Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả.

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành

viên thị trường.

Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân

hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Trụ cột 3: Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, trong chiến lược được thiết kế nhằm xây dựng và kích hoạt hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên rủi ro cùng với tiến trình phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam và đáp ứng được tốt nhất các thông lệ quốc tế. Do vậy, trụ cột 3 bao gồm những nội dung sau:

Phân định rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng.

Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám

sát.

Triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.

Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công

tác giám sát.

Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế

ngân hàng và việc giám sát.

Trụ cột 4: Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Trụ cột 4 sẽ tập trung nghiên cứu vào việc tối đa hóa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế. Trụ cột 4 bao gồm những nội dung sau:

Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao

gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống.

Phát triển mạng lưới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối

điện tử.

Tăng cường hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở

rộng cung cấp các dịch vụ. Ngân hàng Nhà nước sẽ hợp tác với các thành phần tham gia thị trường để giải quyết các lỗ hổng về cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế đang gây cản trở cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn hoặc các khu vực thị trường khác chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Kiểm soát tính lành mạnh và an toàn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính

phi ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)