Tỷ lệ khả năng chi trả (Payment Capacity Ratio – PCR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 31)

Tỷ lệ khả năng chi trả của các ngân hàng thương mại được quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thông tư sửa đổi bổ sung. Theo đó, các tỷ lệ khả năng chi trả được tính toán theo công thức sau:

Tỷ lệ khả năng

chi trả ngay (%) =

Tổng Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay

x 100 Tổng Nợ phải trả

Tỷ lệ khả năng chi trả ngay quy định tối thiểu bằng 15%. Tỷ lệ khả năng

chi trả trong 7 ngày tiếp theo

(%)

=

Tổng Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau

x 100 Tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày

tiếp theo kể từ ngày hôm sau

1.3.4.2. Đánh giá rủi ro thanh khoản

Ở bất kỳ thời điểm nào, các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng với nhau tạo thành trạng thái thanh khoản ròng (Net liquidity position - NLP), trạng thái này có thể xác định như sau:

Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản

Có 3 khả năng có thể xảy ra đối với NLP như sau:

Thặng dư thanh khoản (Liquidity surplus) khi NLPt>0

Ngân hàng ở trong tình trạng dư thừa thanh khoản. Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời, cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

Thừa thanh khoản là một trạng thái mất cân bằng của các ngân hàng thương mại, xảy ra khi nền kinh tế kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay. Trong phạm vi của một ngân hàng thương mại đây là việc không khai thác hết tiềm năng sinh lời của Tài sản Có, chiếm giữ quá nhiều tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không còn có khả năng sinh lời; hoặc cũng có thể do ngân hàng thương mại tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn có hiệu quả.

Thanh khoản thừa thường được ngân hàng thương mại sử dụng như sau:

 Mua các chứng khoán dự trữ đã bán ra trước đó.

 Cho vay trên thị trường tiền tệ (phù hợp với thời hạn nhàn rỗi của số

thanh khoản thừa).

 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác… [1].

Thiếu hụt thanh khoản (Liquidity deficit) khi NLPt<0

Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn để hoạt động. Khi ngân hàng không có đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của

khách hàng, của nền kinh tế… có thể gọi là thiếu vốn tuyệt đối, nghĩa là thiếu vốn đối với nhu cầu vay và đầu tư cho nền kinh tế. Thiếu vốn tuyệt đối dễ để mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thậm chí có khả năng mất khách hàng, khi họ phải đến ngân hàng khác để được đáp ứng kịp thời các món vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi.

Trường hợp thiếu hụt thanh khoản, nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải bổ sung thanh khoản, để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:

 Sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có.

 Bán dự trữ thứ cấp (các chứng khoán ngắn hạn do Chính phủ phát hành).

 Vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

 Huy động vốn từ thị trường tiền tệ: phát hành chứng chỉ tiền gửi có

mệnh giá lớn để huy động… [1].

Cân bằng thanh khoản khi NLPt = 0

Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản, tình trạng này gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)