Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 46)

Ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến chưa có các tổ chức tín dụng, tuy có tồn tại vài tổ chức cho vay nặng lãi, các nhà cầm đồ, …, nhưng nhìn chung chưa hình thành một hệ thống tín dụng như các nước khác trên thế giới. Đến năm 1875, Ngân hàng Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Ngân hàng Đông Dương) được thành lập. Đây là ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Ngân hàng Đông Dương thực hiện việc phát hành tiền, đồng thời thực hiện các hoạt động của một ngân hàng thương mại. Năm 1954, Ngân hàng Đông Dương chấm dứt sự tồn tại và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước Việt Nam cũng đã từng bước xây dựng hệ thống Tài chính – Ngân hàng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 06/05/1951 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (National Bank of Vietnam) được thành lập theo sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đến năm 1961 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV) cho đến nay.

Từ ngày thành lập (06/05/1951) đến ngày 26/03/1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp: Vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương (Central Bank) vừa thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại (Commercial Bank). Từ tháng 04/1988 đến nay, hệ

thống ngân hàng tại Việt Nam chuyển đổi thành mô hình ngân hàng hai cấp: Ngân hàng cấp I là Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện các chức năng nhiệm vụ vốn có của Ngân hàng Trung ương, còn Ngân hàng cấp II bao gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)