Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN LÀM MINH HỌA ĐIỂN HÌNH

2.3.1. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn phần Sài Gòn

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện ba ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất. Đến cuối năm 2012, SCB có số vốn điều lệ là 10.584 tỷ đồng và trên 200 chi nhánh, điểm giao dịch trên cả nước. SCB gặp rất nhiều thách thức trong giai đoạn đầu hoạt động, cũng như phải giải quyết những khó khăn của các ngân hàng thương mại trước hợp nhất. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình cũng như sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, SCB đã đạt được những thành công nhất định, và công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản đã được SCB đặc biệt chú trọng, đảm bảo ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả và an toàn.

SCB đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản được áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB. Chính sách xác định mô hình quản trị rủi ro thanh khoản đảm bảo tính độc lập của hoạt động này tại SCB. Bên cạnh đó, Chính sách cũng như quy định việc quản trị

rủi ro thanh khoản tại SCB dựa trên sự kết hợp hai phương pháp: phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh (phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản cà cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản) và phương pháp phân tích thanh khoản động (dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung – cầu thanh khoản, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị thanh khoản).

Ngoài ra, SCB còn ban hành Kế hoạch dự phòng thanh khoản, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị/cá nhân có liên quan trong công tác dự phòng khủng hoảng thông qua các tình huống thanh khoản có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)