Hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91 - 98)

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp luật về hoạt động ngân hàng nói riêng theo những chuẩn mực quốc tế là cần thiết và cấp bách.

Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với các loại hình ngân hàng khác.

Thêm vào đó, trước thực tế là hoạt động của các ngân hàng không ngừng đổi mới để thích ứng với sự thay đổi của tình hình kinh tế thì các văn bản, quy định này cũng phải liên tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Có thể lấy ví dụ như Luật bảo hiểm tiền gửi; cần nghiên cứu nâng mức tiền gửi được bảo hiểm của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ, bảo hiểm tiền gửi nhằm mục đích giúp khách hàng an tâm khi gửi tiền tại ngân hàng, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt; vì thế, một mức bảo hiểm tiền gửi không phù hợp sẽ không phát huy được tác dụng của loại hình bảo hiểm này. Một ví dụ điển hình khác là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về việc “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 22/05/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 và các Thông tư sửa đổi liên quan (gọi tắt là Thông tư 13 và các Thông tư sửa đổi liên quan). Kể từ năm

2008, do sự biến động bất lợi của nền kinh tế đã làm bộc lộ những yếu kém trong công tác quản trị của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” (Quyết định 457) đã trở nên “lỗi thời” so với thực tế thực hiện. Chính vì thế, Thông tư 13 ra đời được coi là bước cải tiến so với Quyết định 457, Thông tư đã đưa ra một số quy định mới và sát với các chuẩn mực quốc tế, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản và quản trị thanh khoản của từng tổ chức tín dụng, từ đó an toàn của cả hệ thống cũng được cải thiện. Tuy nhiên, những quy định trong Thông tư 13 vẫn còn nhiều điểm gây vướng mắc và khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện, đồng thời, những quy định này còn cách khá xa so với những chuẩn mực mà các nước trên thế giới hiện đang áp dụng. Do đó, đến khoảng tháng 04/2012, Ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 13 nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các tổ chức tín dụng. Tuy Dự thảo này chưa được ban hành chính thức nhưng cũng có thể thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản pháp luật liên quan để phù hợp với thực tế hoạt động ngân hàng là việc làm rất cần thiết và quan trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể thấy rằng, mặc dù hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhưng nhận thức về hoạt động này cũng như quá trình áp dụng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân khách quan, và có những nguyên nhân chủ quan từ chính các ngân hàng thương mại. Để tăng cường tính ổn định và an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thì việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản là cực kỳ cần thiết.

Ở chương 3, tác giả đã đề xuất nhóm các giải pháp xuất phát từ những thực trạng còn tồn đọng để các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan có thể tham khảo trong quá trình hoạt động và điều hành của mình nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Phan Thị Cúc và các cộng sự (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Giao thông vận tải, TP.Hồ Chí Minh.

2. Hạ Thị Thiều Dao, Phan Hoàng Vân (2013), Chính sách tiền tệ và thanh khoản

của các ngân hàng thương mại, Hội thảo khoa học “Thực trạng chênh lệch kỳ hạn và quản trị kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

3. Hạ Thị Thiều Dao (2009), Giải pháp sức ép thanh khoản, Tạp chí công nghệ

Ngân hàng số 36, tháng 03/2009.

4. Hạ Thị Thiều Dao (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam năm

2012, xu hướng năm 2013, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 186, tháng 12/2012, trang 17 – 23.

5. Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện

đại, Nhà xuất bản Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh.

6. Huỳnh Thế Du (2008), Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại: Việc cần làm

ngay, Tạp chí công nghệ ngân hàng (27), tr 10 – 14.

7. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao

thông vận tải, TP.Hồ Chí Minh.

8. Trầm Thị Xuân Hương và các cộng sự (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương

mại, Nhà xuất bản Kinh tế, TP.HCM.

9. Trần Anh Khiết (2011), Quản lý rủi ro thị trường – Những vấn đề lý luận và

thực tiễn đặt ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế số 393 tháng 02/2011.

10. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính,

Hà Nội.

11. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nhà xuất bản

12. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941).

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010 của Thống đốc NHNN V/v Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước V/v sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước V/v sửa đổi bổ sung một số Điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1992/QĐ-NHNN ngày 08/09/2011

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh một số điều tại Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước V/v sửa đổi bổ sung một số Điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng.

19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Báo cáo các tỷ lệ đảm bảo an toàn

hoạt động của SCB năm 2012.

20. Ngân hàng BIDV, MHB, Sacombank, VCB, VietinBank, Eximbank, MB,

Techcombank, ACB, Oceanbank, EAB, VPBank, VIB, ABBank, NamABank,

HDBank, NaviBank, OCB, WesternBank, SCB, Báo cáo tài chính năm 2007 –

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày

13/02/2008 của Ngân hàng Nhà nước về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc.

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 2321/QĐ-NHNNngày

20/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với Tổ chức tín dụng.

24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 2317/QĐ-NHNN ngày

20/10/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thanh toán trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009

của Ngân hàng Nhà nước về về việc hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009

của Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định chi tiết về việc thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh.

27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 27/2009/NHNN ngày 31/12/2009 của

Ngân hàng Nhà nước về việc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng trong năm 2010 để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh.

28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN ngày 01/03/2011

của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày

03/03/2011của Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam.

30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 về Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

31. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ngày 07/09/2011

của Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và bằng Đô la Mỹ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chỉ thị 01/2012/CT-NHNN ngày 13/02/2012

của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng,

Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà

nước, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

35. Evan Gatev, Til Schuermann, Philip E. Strahan (2006), Managing bank

liquidity risk: How deposit -loan synergies vary with market conditions, Fiancial institutions center.

WEBSITE

36. Báo mới (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát ngân hàng,

http://www.baomoi.com, ngày 21/08/2013, tiếp cận ngày 22/08/2013,

http://www.baomoi.com/Giai-phap-nang-hieu-qua-thanh-tra-giam-sat-ngan- hang/126/11759838.epi.

37. Cafef (2011), 10 sự kiện tài chính nổi bật năm 2011, http://cafef.vn, ngày

26/12/2011, tiếp cận ngày 25/04/2013, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/10-su- kien-tai-chinh-ngan-hang-noi-bat-nam-2011-20111221031651161ca34.chn.

38. Tạp chí tài chính (2012), Ngành ngân hàng 2012 và 10 con số biết nói,

http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Nganh-ngan-hang-2012-va-10- con-so-biet-noi/17941.tctc.

39. Thời báo Ngân hàng (2013), Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng,

http://www.thoibaonganhang.vn, ngày 20/08/2013, tiếp cận ngày 22/08/2013,

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/15-nang-cao-hieu-qua-thanh-tra--giam-sat- ngan-hang-11029.html.

40. Thời báo tài chính (2013), Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần tuân

theo chuẩn quốc tế, http://thoibaotaichinhvietnam.vn, ngày 21/08/2013, tiếp cận

ngày 22/08/2013, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/tien-te-bao-hiem/hoat-dong-

thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-can-tuan-theo-chuan-quoc-te

41. Wikipedia (2013), Ngân hàng thương mại, http://vi.wikipedia.org/wiki, ngày

08/07/2013, tiếp cận ngày 10/07/2013, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n _h%C3%A0ng_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i.

42. Website các ngân hàng thương mại Việt Nam.

43. Vietnam financial press (2012), Một góc nhìn về Vốn tự có và vấn đề xoay

quanh lộ trình tăng vốn của các Tổ chức tín dụng, http://vfpress.vn , ngày 28/11/2012, tiếp cận ngày 03/05/2013, http://vfpress.vn/threads/mọt-góc-nhìn-vè- vón-tụ-có-và-ván-dè-xoay-quanh-lọ-trình-tang-vón-của-các-tctd.4369/.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)