Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)

Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn xuất phát từ hai lý do sau:

Thứ nhất, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại tăng lên khi lượng tiền gửi tăng và nhu cầu vay giảm.

Thứ hai, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại giảm xuống khi lượng tiền gửi giảm và nhu cầu vay tăng.

Bất cứ lúc nào khi nguồn thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:

Độ lệch thanh khoản (Liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) – Tổng cầu thanh khoản (2)

Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. Ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng phần thặng dư thanh khoản này để sinh lợi.

Khi (2) > (1): Độ lệch thanh khoản âm. Ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất có thể để đáp ứng khe hở này.

Những bước chính yếu trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn bao gồm:

Nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi cần phải được ước lượng trong giai đoạn

ngân hàng thương mại ước tính trạng thái thanh khoản (ngày, tháng, quý, năm).

Những thay đổi trong cho vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng khoảng thời gian xác định đó.

Các nhà quản trị ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng

thương mại là thặng dư hay thâm hụt trong giai đoạn đó, bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong tiền gửi. Các ngân hàng thương mại sử dụng nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau cùng với sự đánh giá và kinh nghiệm của người quản trị để xây dựng những dự báo về cho vay và tiền gửi [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)