Tỷ lệ khả năng chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

Bảng 2.14: Tỷ lệ khả năng chi trả ngay quy đổi và tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo đối với VND của SCB năm 2012.

Đơn vị tính: % Khoản Mục Tháng Quy định NHNN 12 11 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 Tỷ lệ khả năng chi trả ngay quy đổi VND

4,29 4,05 3,22 4,26 4,8 4,89 5,56 6,18 5,32 6,08 5,43 9,15 15

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo đối với VND

8 6 5 9 11 15 8 14 19 23 40 75 100

Nguồn: Báo cáo các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của SCB năm 2012 [19].

Có thể nhận thấy, tỷ lệ khả năng chi trả ngay quy đổi và tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo đối với VND của SCB đều không đạt theo quy định qua

từng tháng trong năm 2012, điều này cho thấy hoạt động của SCB vẫn đối mặt với khá nhiều khó khăn về thanh khoản do áp lực các khoản phải trả trên liên ngân hàng và thị trường dân cư và tổ chức kinh tế đến hạn trong thời gian ngắn là khá lớn. Tuy nhiên, tình hình thị trường năm 2012 tương đối ổn định nên thanh khoản của hệ thống nói chung và SCB nói riêng vẫn được đảm bảo.

Ngoài lý do ảnh hưởng từ các chính sách và điều kiện kinh tế vĩ mô, những hạn chế về thanh khoản của SCB có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

SCB hiện đang phải giải quyết hậu quả khủng hoảng thanh khoản của ba

ngân hàng trước hợp nhất:

 Trước giai đoạn hợp nhất, ba ngân hàng thương mại mất thanh khoản

trầm trọng do khách hàng rút tiền hàng loạt, nguồn dự trữ không đủ để chi trả.

 Nguồn thu của ba ngân hàng này chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt

là cho vay tập trung vào các dự án bất động sản, các khách hàng vay cũng gặp khó khăn về nguồn vốn hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ vì ngân hàng không tiếp tục giải ngân theo cam kết cho khách hàng.

 Bị mất cân đối lớn về kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng nguồn, do kỳ hạn

bình quân của huy động ngắn trong khi kỳ hạn bình quân cho vay và đầu tư khá dài.

Mặc dù quy định về quản trị rủi ro thanh khoản đã được ban hành, nhưng

việc triển khai áp dụng, nhất là tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động chỉ quy định áp dụng cho toàn hệ thống

mà chưa áp dụng riêng cho từng chi nhánh.

Tuy nhiên, khi phân tích tình hình thanh khoản của SCB cần có sự điều chỉnh theo tình hình thực tế nhằm phản ánh đúng thực trạng thanh khoản của SCB. Các nguyên nhân cần điều chỉnh chủ yếu như sau:

Lãi suất các khoản tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng

gửi tiền có kỳ hạn 1 tháng theo hợp đồng nhưng thực tế khách hàng đã gia hạn rất nhiều lần. Đồng thời khả năng huy động mới của SCB cũng chưa được xem xét để đánh giá vào khả năng chi trả. Do đó, tuy tỷ lệ khả năng chi trả ngay cũng như tỷ lệ khả năng thanh toán 07 ngày của SCB chưa đáp ứng đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng tình hình thanh khoản của SCB vẫn khá ổn định do phần lớn tiền gửi của khách hàng đến hạn đều được gia hạn và tăng thêm do khách hàng gửi mới.

Các khoản cho vay đến hạn trong thời gian ngắn được cơ cấu hoặc gia hạn

cho phù hợp với vòng quay kinh doanh của khách hàng nhằm hỗ trợ cho khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến số dư Tài sản Có đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian ngắn làm cho chênh lệch âm giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ trong thời gian ngắn ngày càng gia tăng.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)