Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 bước, cụ thể
* Bước 1 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây nhằm xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
* Bước 2 Xây dựng đề xuất mô hình nghiên cứu.
Trong bước tày, tác giả căn cứ vào lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn công việc, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể.
* Bước 3 Thực hiện nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Trong bước này, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 các lãnh đạo cấp cao nhằm xác định nhân tố và thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Các các lãnh đạo cấp cao được chọn là các cán bộ công
chức, viên chức giàu kinh nghiệm trong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Kết quả thảo luận các lãnh đạo cấp cao là các cán bộ cấp cao của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tại Bảng 3.1 như sau
Bảng 3.1 Kết quả ý kiến các lãnh đạo cấp cao về các nhân tố ảnh hưởng
(Nguồn Tổng hợp của tác giả)
Kết quả cho thấy tất cả các các lãnh đạo cấp cao đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai bao gồm Đặc điểm công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Thu nhập, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Trao quyền, Văn hóa cơ quan.
* Bước 4 Thực hiện nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.
- Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng khảo sát thông qua các hình thức (1) Trực tiếp; (2) Gửi qua email.
- Đối tượng khảo sát tất cả cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp chọn mẫu Mẫu của nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiển, chọn toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Kích thước mẫu Đối với đề tài này, do hạn chế về kích thước tổng thể mẫu nghiên cứu, tuy nhiên kích thước mẫu phải đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của nghiên cứu.
STT Nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên
Ý kiến các lãnh đạo cấp cao Đồng ý Không đồng ý
1 Đặc điểm công việc 10/10 0/10
2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến 10/10 0/10
3 Thu nhập 10/10 0/10
4 Lãnh đạo 10/10 0/10
5 Đồng nghiệp 10/10 0/10
6 Trao quyền 10/10 0/10
Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA, kích thước mẫu thường được xác định theo các căn cứ sau
Nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, việc xác định kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích nhân tố khám phá được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều nhận định theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá cần tối thiểu từ 100-150 mẫu, theo Hoelter (1983) kích thước mẫu tối thiểu phải 200 mẫu [18], theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [10], kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tô. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011)[9], cỡ mẫu là N≥ 5*m + 50 với m là số biến quan sát. Mô hình nghiên cứu có biến quan sát là 30, vậy cỡ mẫu tối thiểu là
N≥ 5.30 + 50⇔ N ≥ 200.
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành phát ra 240 phiếu khảo sát và thu về được 240 phiếu khảo sát, trong đó có 226 phiếu khảo sát hợp lệ. Số lượng mẫu khảo sát 226 là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở trên, chi tiết như sau
Bảng 3.2 Mẫu nghiên cứu
(Nguồn Theo tác giả khảo sát)
- Sau khi khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp thông tin và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 như phân tích thống kê mô tả thang đo, kiểm tra thang đo, kiểm tra nhóm nhân tố EFA.
Trong bước này tác giả tiến hành thực hiện chạy hồi quy với phần mềm thống kê SPSS 22.0 từ đó thực hiện các kiểm định như Kiểm định tương quan giữa các biến, Kiểm định đa cộng tuyến, Kiểm định tự tương quan.
Bước 5 Thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích định lượng ở bước trên tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây. Đồng thời dựa vào kết quả này tác giả đề xuất các giải pháp kiến nghị nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ công
CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
Số phiếu khảo sát phát ra 240 100%
Số phiếu khảo sát thu về 240 100%
Số phiếu khảo sát hợp lệ 226 94,12%
chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
3.2 Phương pháp nghiên cứu3.2.1 Xây dựng thang đo 3.2.1 Xây dựng thang đo
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) có 3 cách để có được một thang đo trong nghiên cứu gồm
- Sử dụng thang đo đã có.
- Sử dụng thang đo đã có nhưng có bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với không gian nghiên cứu.
- Xây dựng thang đo hoàn toàn mới.
Từ cơ sở khoa học của đề tài và các nghiên cứu có liên quan, thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu được hình thành và chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Tử bảng thang đo, có tổng cộng 30 biến quan sát. Các biến số này được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng như sau
1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Tạm đồng ý; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.
3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Công cụ nghiên cứu của đề tài này là bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin sơ cấp. Bảng hỏi được hình thành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đã được trình bày trong Chương 2 và sau bước thiết kế thang đo. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.
Bảng câu hỏi khảo sát được chia thành ba phần
- Phần lời giới thiệu Đây là lời dẫn, lời cam kết của tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu từ khách hàng
- Phần thứ hai Để đánh giá được các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên cần xây dựng được thang đo. Dựa vào cơ sở lý thuyết, tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và theo kết quả nghiên
cứu định tính, tác giả xây dựng 8 thang đo là đặc điểm công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp, trao quyền, văn hóa cơ quan và sự thỏa mãn chung với công việc. Các thang đo này được kế thừa có chọn lọc từ chỉ số mô tả công việc-JDI-của Smith và cộng sự (1969) gồm 5 khái niệm đặc điểm công việc, cơ hội thăng tiến, tiền lương, cấp trên và đồng nghiệp, tác giả có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nghiên cứu ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, như “Tiền lương” thay bằng “Thu nhập”, “Cấp trên” thay bằng “Lãnh đạo”, “Cơ hội thăng tiến” thay bằng “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” và có bổ sung thêm 2 yếu tố trao quyền và văn hóa cơ quan.
- Phần thứ ba của bảng câu hỏi gồm các thông tin tổng quan của người được khảo sát.
Với cách thiết kế bảng câu hỏi và mô hình như đã trình bày, mỗi bảng câu hỏi được khảo sát sẽ trở thành 1 cơ sở dữ liệu độc lập trong nghiên cứu.
Nội dung chi tiết của bảng hỏi được trình bày cụ thể ở phần phụ lục.
3.2.3 Mã hóa thang đo các khái niệm nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu gồm 8 biến đặc điểm công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp, trao quyền, văn hóa cơ quan và sự thỏa mãn chung với công việc. Trong đó, các biến độc lập (7 biến) là đặc điểm công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp, trao quyền, văn hóa cơ quan. Biến phụ thuộc là sự thỏa mãn chung với công việc (1 biến).
Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc
STT Mã
biến Câu hỏi Thang đo gốc
I ĐĐCV Đặc điểm công việc
1 ĐĐCV1 Công việc phù hợp với năng lực
chuyên môn làm việc của Anh/Chị
Công việc thú vị (Terry Lam, 2011)
2 ĐĐCV2 Công việc cần nhiều kỹ năng của
Anh/Chị
Công việc cần nhiều kỹ năng Terry Lam (2011)
3 ĐĐCV3 Công việc đòi hỏi tính sáng tạo của
Anh/Chị Tác giả bổ sung
4 ĐĐCV4 Quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng. Tác giả bổ sung
II ĐTTT Cơ hội đào tạo và thăng tiến
1 ĐTTT1 Có chính sách thăng tiến rõ ràng Sử dụng thang đo của Boeve
STT Mã
biến Câu hỏi Thang đo gốc
2 ĐTTT2 Được đào tạo những kỹ năng cần
thiết
Được đào tạo những kỹ năng cần thiết. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2012)
3 ĐTTT3 Được tạo điều kiện học tập và phát
triển bản thân Tác giả bổ sung
4 ĐTTT4 Được tham gia tự đề cử, ứng cử Tác giả bổ sung
III TN Thu nhập
1 TN1 Thu nhập đảm bảo cuộc sống hiện tại Thu nhập đảm bảo cuộcsống hiện tại. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2012)
2 TN2 Chính sách khen thưởng rất công
bằng
Chính sách khen thưởng rất công bằng. (Nguyễn Thị Lan Hương, 2013)
3 TN3 Thu nhập ngang bằng với các đơn vị
khác Tác giả bổ sung
IV LĐ Lãnh đạo
1 LĐ1 Lãnh đạo có năng lực chuyên môn và
có kỹ năng quản lý
Lãnh đạo có năng lực chuyên môn và có kỹ năng quản lý (Boeve, 2007)
2 LĐ2 Lãnh đạo ghi nhận sự đóng góp của
cán bộ công chức, viên chức Tác giả bổ sung
3 LĐ3 Lãnh đạo phân chia công
việc hợp lý Tác giả bổ sung
4 LĐ4 Lãnh đạo truyền cảm hứng làm việc
cho cán bộ công chức, viên chức
Lãnh đạo truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên. (Boeve, 2007)
V ĐN Đồng nghiệp
1 ĐN1 Đồng nghiệp chưa thân thiện và đáng
tin cậy
Đồng nghiệp thân thiện.(Boeve, 2007)
2 ĐN2 Đồng nghiệp phối hợp làm
việc tốt Tác giả bổ sung
3 ĐN3 Đồng nghiệp sẵn lòng chia sẻ kinh
nghiệm
Đồng nghiệp sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm. (Boeve, 2007)
4 ĐN4 Đồng nghiệp thể hiện
tinh thần đoàn kết Tác giả bổ sung
VI TQ Trao quyền
1 TQ1 Cán bộ công chức, viên chức đượcquyền ra quyết định và tự chịu trách nhiệm
Nguồn Thang đo điều chỉnh từ tổng hợp nghiên cứu của tác giả (2020)
- Yếu tố 1 Đặc điểm công việc là trung bình các biến từ ĐĐCV1 đến ĐĐCV4.
- Yếu tố 2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến là trung bình các yếu tố từ ĐTTT1 đến ĐTTT1.
- Yếu tố 3 Thu nhập là trung bình các yếu tố từ TN1 đến TN3. - Yếu tố 4 Lãnh đạo là trung bình các yếu tố từ LĐ1 đến LĐ4. - Yếu tố 5 Đồng nghiệp là trung bình các yếu tố từ ĐN1 đến ĐN4. - Yếu tố 6 Trao quyền là trung bình các yếu tố từ TQ1 đến TQ4. - Yếu tố 7 Văn hóa cơ quan là trung bình các yếu tố từ VHCQ1 đến VHCQ4.
STT Mã
biến Câu hỏi Thang đo gốc
2 TQ2 Cán bộ công chức, viên chức đượckhuyến khích sử dụng quyền quyết định
Tác giả bổ sung 3 TQ3 Cấp trên tin vào khả năng đánh giácông việc của cán bộ công chức, viên
chức
Tác giả bổ sung
4 TQ4 Cán bộ công chức, viên chức được
quyền đấu tranh bảo vệ quan điểm Tác giả bổ sung
VII VHCQ Văn hóa cơ quan
1 VHCQ1 Tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp
vụ Tác giả bổ sung
2 VHCQ2 Tự giác trong thực thi nhiệm vụ Tác giả bổ sung
3 VHCQ3 Chấp hành sự phân công và chỉ đạo
của cấp trên Tác giả bổ sung
4 VHCQ4 Giao tiếp lịch sự, hòa nhã với đồng
nghiệp, đơn vị đến liên hệ công tác. Tác giả bổ sung
VIII TMCV Sự thỏa mãn chung với công việc
1 TMCV1 Tôi yêu thích công việc đang làm Điều chỉnh từ thang đo củacủa Nguyễn Thị Lan Hương, 2013
2 TMCV2 Tôi tìm thấy niềm vui nơi tôi làm
việc Tác giả bổ sung
3 TMCV3 Tôi muốn làm việc lâu dài ở đây Điều chỉnh từ thang đo củacủa Nguyễn Thị Lan Hương, 2013
- Biến phụ thuộc Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức, viên chức là trung bình các yếu tố từ TMCV1 đến TMCV3.
3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kỹ thuật kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Phương pháp sàng lọc mẫu Mẫu thu về sẽ được sàng lọc loại bỏ những mẫu không đạt các tiêu chuẩn đáp viên chưa hoàn thành bảng khảo sát, các bảng câu hỏi có nhiều ô trống, đáp viên chọn nhiều hơn một trả lời, hoặc đáp viên trả lời liên tục vào một lựa chọn (cột) duy nhất. Việc sàng lọc mẫu được tiến hành thông qua phần mềm SPSS 22.0 bằng phương pháp chạy bảng tần số cho tất cả các biến sau đó đọc soát để thấy các giá trị khác giá trị mã hóa.
Tiến trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua các bước sau
- Bước 1 Chuẩn bị thông tin, thu nhận các bảng câu hỏi, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin trong bảng trả lời, nhập liệu vào phần mềm SPSS 22.0.
- Bước 2 Thực hiện nghiên cứu thống kê mô tả, tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu nhập được về các điều kiện nhân khẩu học và mức độ cảm nhận của các đối tượng khảo sát về các phát biểu.
- Bước 3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
- Bước 4 Thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích các khái niệm đo lường bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
- Bước 5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận văn thông qua mô hình phân tích hồi quy đa biến.
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo nhằm tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Phương pháp này được tác giả dùng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình với biến phụ thuộc, qua đó xác định
được biến nào có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Thống kê mô tả được kiểm định ở bước này gồm các chỉ số đặc trưng trong thống kê Tần số và tần suất các thông tin cá nhân; Giá trị lớn nhất nhỏ nhất và kiểm định độ lệch, độ nhọn để xem xét quy luật phân phối chuẩn của các biến quan sát.
3.2.4.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Để đánh giá thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ta dựa trên các