Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Vì thế, thống kê là công cụ được ứng dụng trong việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.
Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi cần được khảo sát sơ bộ để kiểm tra hoàn chỉnh thang đo, bảng câu hỏi. Nếu bảng câu hỏi không đạt yêu cầu thì cần xây dựng lại bảng câu hỏi.
Sau khi thu thập thông tin, bảng câu hỏi cần được mã hóa và nhập dữ liệu điều tra. Từ giai đoạn thông tin vào bảng câu hỏi đến giai đoạn nhập dữ liệu điều tra, cơ sở dữ liệu cần được kiểm tra, làm sạch dữ liệu và xử lý số liệu nhằm đảm bảo độ tin cậy phân tích kỹ thuật số biến quan sát trong bảng câu hỏi.
Dữ liệu sau khi được mã hoá và làm sạch dữ liệu, được phân tích qua các bước - Đánh giá độ tin cậy các thang đo Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – Tổng correlation) nhỏ hơn 0,3 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6.
- Phân tích yếu tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải yếu tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.
- Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tại bệnh viện Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Cuối cùng kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các yếu tố đặc điểm nhân khẩu đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại bệnh viện.