3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Theo Cooper và SchinHLer (1998) phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất ngoài lợi ích trên thì hai tác giả cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan trong quá trình chọn mẫu sẽ làm méo mó biến dạng kết quả, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể. Ngoài ra, chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp không thực hiện được.
3.2.4.2 Kích thước mẫu
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã lựa chọn đối tượng để thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý đang làm việc tại bệnh viện. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và cảm nhận của người lao động.
Kích thước mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng thì mẫu nghiên cứu càng lớn hay mẫu nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên, trong thực tế việc lựa chọn kích thước mẫu lại phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính và thời gian.
Việc xác định cỡ mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair, 1998); có tác giả cho là phải 300 (Norusis, 2005 tr400); cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, hay Gorsuch).
Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số tham số cần ước lượng và số mẫu cần thiết. Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích EFA là số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích yếu tố (trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân
tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2008). Như vậy, số mẫu tối thiểu cần điều tra là (5 x số câu hỏi) 5 x 24 = 120 nhân viên.
Đối với phân tích hồi quy đa biến theo Green (1991) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8 * m (m số biến nghiên cứu độc lập). Mô hình nghiên cứu có 05 biến độc lập và do vậy cỡ mẫu tối thiểu nên là n = 50 + 8 * 5 = 90.
Đối với đề tài này, do giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy hơn trong nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu là 251 nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất ngẫu nhiên.