4.2.1 .4Về hình thức xét tuyển
5.2 xuất hàm ý quản trị
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã xác nhận được 6 yếu tố tác động đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai, tuy nhiên mỗi yếu tố có có mức độ mạnh yếu khác nhau, tác giả phân tích và đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh Trung học phổ thông lựa chọn được ngành nghề và ngôi trường đại học phù hợp.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Chính sách thu hút” Trong trường đại
học, yếu tố chính sách thu hút là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng và được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, tùy từng mức độ thu hút mà học sinh cảm thấy tin tưởng và có mức độ phản hồi, tương tác tốt hơn.
Có nhiều phần thưởng kết nối thơng qua facebook Hoạt động tiếp cận nhanh và tương tác tốt nhất với học sinh là thơng qua facebook, do đó nhà trường nên cải tiến lộ trình, kịch bản, nâng cao và gia tăng phần thưởng kết nối bằng những phần quà thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của sinh viên như chăn, mền, bàn, tủ ,... cho thành viên đạt mức đổi điểm tương ứng với thể lệ tham gia tương tác tại fanpage trường.
Học phí đóng linh hoạt Nên xây dựng chính sách chia nhỏ mức học phí theo từng kỳ 30% hoặc 50% học phí, số cịn lại nên đóng trước khi thi học kỳ đó. Trường đại học cũng nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc những gia đình khó khăn, có nhiều quỹ học bổng cho học sinh khá giỏi khuyến khích các em trong quá trình học tập.
trường kết nghĩa bằng cách gia tăng liên kết với nhiều trường trung học phổ thông tại những thị trường tiềm năng như Phú yên, bình định, đắk lắk, ninh thuận. Ngoài ra, tăng học bổng nữ sinh, học bổng khoa học công nghệ, học bổng doanh nghiệp cho nhiều ngành đào tạo khác. Xây dựng kế hoạch “ngày vàng nhập học” để nhận được chính sách giảm học phí và học bổng đi kèm tốt nhất cho học sinh.
Chính sách hỗ trợ vay vốn đóng học phí Đẩy mạnh ký kết và tìm kiếm thêm đối tác hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, tăng cường gia tăng những chính sách vay vốn với lãi suất 0 đồng xuyến suốt trong bốn năm học đại học.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Đặc điểm trường học”
Mức học phí thấp so với các trường khác Đẩy mạnh triển khai thực hiện kịch bản giải quyết ngăn cản về mức chi phí (bao gồm sinh hoạt phí và học phí cho học sinh khi đang theo học tại trường). Nhà trường nên tính tốn kỹ mức chi phí đào tạo cho từng ngành trong suốt khóa học rồi cơng bố một lần vào đầu năm học và trong kịch bản tư vấn tuyển sinh, cố gắng giữ mức học phí suốt quá trình học để bản thân cá nhân học sinh và gia đình có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp.
Trường uy tín, có thương hiệu và chương trình học đảm bảo chất lượng cao Gia tăng xây dựng chương trình có sự góp ý, tham gia của các nhà tuyển dụng để nắm bắt được nhu cầu của xã hội, từ đó trường có thể thiết kế được chương trình giáo dục phù hợp. Tiến hành đánh giá, so sánh chuẩn đầu ra thường xuyên để thống nhất quy định, quy trình về thiết kế chương trình giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng của Trường. Hợp tác với nhiều trường đại học khác để sinh viên có thể liên thơng giữa những trường với nhau, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ giữa những chương trình giáo dục, tham khảo nhiều chương trình quốc tế làm cơ sở trong việc xây dựng chương trình giáo dục theo hướng liên thơng, theo hệ thống tín chỉ, đưa thêm nhiều mơn học tự chọn vào đào tạo để tăng tính linh hoạt, mềm dẻo trong suốt quá trình học và phù hợp với nhu cầu của học sinh hơn.
Ngồi ra, thường xun có hoạt động giám sát, thanh tra đào tạo đảm bảo thực hiện đúng tiến bộ giảng dạy, nội dung chương trình, thời lượng mơn học. Sắp xếp, bố trí thời gian học tập cho sinh viên hợp lý để có điều kiện học thêm kỹ năng chuyên môn và các văn bằng.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Cơ hội tương lai” Học sinh khi tham
gia kỳ thi tốt nghiệp đại học đều quan tâm đến việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay có rất nhiều sinh viên ra trường khơng đáp ứng được cơng việc được giao vì đa phần những kiến thức thu được từ trường học đều là lý thuyết nên các bạn học sinh rất quan tâm việc trong quá trình học cần được trang bị những kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và đặc biệt mong muốn tiếp cận với môi trường thực tế để không bỡ ngỡ trong quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp. Ngành nghề ảnh hưởng rất quan trọng đến công việc tương lai của bản thân học sinh, thực tế hiện nay, có rất nhiều học sinh đăng ký nhập học ngành nghề mà bản thân chưa tìm hiểu kỹ hoặc khơng thích dẫn đến tình trạng nghỉ học, chuyển nghề sau khi ra trường đã làm lãng phí về tiền bạc và thời gian. Do đó, các trường nên xây dựng đầy đủ tất cả thông tin về ngành nghề nhằm cung cấp đa chiều đến với các bạn học sinh trung học phổ thông, tạo cơ sở cho các bạn tham khả, tìm hiểu. Có thể phát hành tập san, diễn đàn, phát hành tạp chí giáo dục,… đây là một trong những cách cung cấp cho học sinh thơng tin tốt nhất để có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân.
Ngoài ra nhà trường cần tổ chức các buổi kiến tập cho sinh viên xuyên suốt trong quá trình học, quan tâm xây dựng những kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể với người học sau khi ra trường, lấy ý kiến của những nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo tại trường mục đích để điều chỉnh nội dung chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu thực tế. Đây là cơ sở và làm tiền đề đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Hằng năm nhà trường nên phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo, ngày hội việc làm cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho việc làm sau khi ra trường, tạo được lòng tin cho học sinh theo học tại trường.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Truyền thông tiếp thị” Truyền thơng
tiếp thị có mức ảnh hưởng lớn đến hoạt động tuyển sinh của trường.
Cán bộ tư vấn trực tiếp tại các trường trung học phổ thông Cần đẩy mạnh hơn về hoạt động tư vấn của cán bộ tuyển sinh trực tiếp tại các trường trung học phổ thông. Gia tăng mức độ tiếp xúc trực tiếp với học sinh. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyển sinh có chun mơn, đáp ứng đủ số lượng lớp học theo từng trường (Đội ngũ có ngoại hình,
tuyển sinh). Xây dựng cơng cụ đo lường số lượng lớp học theo từng trường (từng tỉnh).
Các chương trình tư vấn tuyển sinh Các trường đại học nên phối hợp xây dựng các chương trình tư vấn vấn tuyển sinh hoặc tại trang web, fanpage riêng để cung cấp thơng tin về trường mình, cung cấp thơng tin cho học sinh tham khảo như thông tin tuyển sinh, khối ngành đào tạo, hình thức xét tuyển, thời gian xét tuyển, giải đáp thắc mắc cho việc chọn ngành nghề, số liệu thống kê điểm đầu vào mỗi năm, tỷ lệ chọi mỗi năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm qua các năm, học phí, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên,... Công tác tư vấn tuyển sinh là cơng cụ hữu ích và là nguồn tin đáng tin cậy trong ý định chọn trường của học sinh, nên tại các buổi tư vấn trên truyền hình cần chú ý nhiều hơn về nội dung và cả cách thức tiếp cận đối tượng, cần chú trọng vào thông tin về trường đặc biệt là ngành nghề, những điểm khác biệt của trường để học sinh nắm rõ và cân nhắc kỹ trong sự lựa chọn của mình.
Tham quan hướng nghiệp Đẩy mạnh phối hợp với nhiều trường Trung học phổ thông để mở rộng quy mô thực hiện, trong công tác hướng nghiệp các trường nên giới thiệu sâu sắc về những nội dung liên quan đến các ngành nghề đào tạo, nhu cầu cần thiết khi theo học khối ngành đó, số lượng sinh viên có việc làm và thu nhập cao sau khi ra trường, cơ hội nghề nghiệp của ngành đó trong tương lai, ... đặc biệt nên có tài liệu gửi trước cho các bạn học học sinh trung học phổ thông để tham khảo và nghiên cứu.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Quan hệ ảnh hưởng” Việc định
hướng trường học cho học sinh được chú ý bởi gia đình đặc biệt là phụ huynh vì đó là người mà học sinh đặt niềm tin và ưu tiên để tham khảo, chú ý đến mong muốn và những tư vấn của họ nhất. Bên cạnh đó bạn bè, chia sẻ từ các anh chị khóa trước cùng trường cũng có tác động vơ cùng to lớn, vì vậy Đại học Lạc Hồng nên lưu tâm đến những đối tượng này và từ đó có sự tác động đến ý định chọn học của học sinh.
Chia sẻ từ anh chị khóa trước cùng trường và theo ý kiến bạn bè Nhà trường nên xây dựng và thiết lập thêm thơng tin về cựu sinh viên về tình hình việc làm thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc sinh viên đang theo học tạo trường, đẩy mạnh và triển khai sâu rộng những chính sách hỗ trợ hướng dẫn giới thiệu nhập học
(giảm học phí áp dụng cho sinh viên đã nhập học) như “chính sách học bổng đồng hành” để gia tăng tỷ lệ tương tác, giới thiệu, chuyển đổi học sinh trung học phổ thông đăng ký nhập học.
Được người thân trong gia đình định hướng Nên đẩy mạnh hoạt động khảo sát phối hợp trong công tác tuyển sinh trực tiếp tại các trường Trung học phổ thơng, có cơng tác đánh giá sàn lọc số điện thoại thông qua phiếu thông tin học sinh cung cấp là của học sinh hay phụ huynh chiếm đa số, từ đó thúc đẩy những kênh truyền thơng tiếp cận phụ huynh học sinh thông qua zalo để tăng tỷ lệ chuyển đổi, đánh giá được tâm lý phụ huynh (gia tăng quảng bá tại các chương trình tivi,…)
Tự quyết định lựa chọn Trường nên đa dạng hóa ngành nghề và đặc biệt phát triển thêm nhiều ngành nghề khác để thu hút học sinh.
Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Năng lực – Điều kiện”
Tỷ lệ xét tuyển đầu vào phù hợp với năng lực của bản thân Đẩy mạnh, gia tăng thống kê những số liệu về điểm chuẩn, tỷ lệ chọi hằng năm, nhà trường nên phân tích nguyên nhân tại sao năm đó có tỷ lệ chọi và điểm chuẩn như vậy, đặc biệt đưa ra hướng nghề nghiệp với các dự đốn cho năm hiện tại để học sinh có thể nắm bắt và có quyết định tốt nhất trong việc chọn trường.
Có ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực Triển khai khảo sát đánh giá nhu cầu học tập và xã hội, làm cơ sở dữ liệu cho việc cải tiến đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới nhằm hấp dẫn và thu hút học sinh theo học.
Học phí phù hợp với khả năng tài chính của gia đình Nhà trường nên xây dựng chính sách học phí phù hợp và tương xứng với điều kiện học tập nhưng cũng cần cạnh tranh với những trường đại học khác, cơng khai mức học phí và duy trì chế độ học phí ổn định qua các năm học tạo được sự chủ động, niềm tin cho bản thân học sinh và gia đình.