Mô hình hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 86)

Qua phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh lại như sau

Chính sách thu hút Đặc điểm trường học β = 0.353 Sig = 0.000 β = 0.348 Sig = 0.000

Cơ hội tương lai

Truyền thông tiếp thị

Quan hệ ảnh hưởng Năng lực – Điều kiện β = 0.152 Sig = 0.000 β = 0.121 Sig = 0.004 β = 0.118 Sig = 0.005 β = 0.101 Sig = 0.018 Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng

(Nguồn Phân tích tổng hợp của tác giả, 2020)

4.8.1 Sự khác biệt về giới tính

Bảng 4.24 Kết quả Independent Sample T-test so sánh Ý định chọn trường theo giới tính

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Từ bảng 4.30, ta thấy Sig Levene’s Test = 0.744 > 0.05, ta sử dụng kết quả của Sig kiểm định t hàng giả định phương sai bằng nhau là 0.562 > 0.05, vậy không có sự khác biệt trong ý định chọn trường giữa các nhóm giới tính khác nhau.

Kiểm định levene về sự

bằng nhau của phương

sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung bình

F Mức ý nghĩa Sig. t df Mức ý ngĩa Sig. (2- tailed) Sự khác biệt trung bình Sự khác biệt độ chênh lệch Độ tin cậy 95% Thấp hơn Cao hơn Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng Giả định phương sai bằng nhau .107 .744 .581 228 .562 .04705 .08093 -.11241 .20651 Giả định phương sai không bằng nhau .589 186.096 .557 .04705 .07991 -.11059 .20469

4.8.2 Sự khác biệt về hộ khẩu

Bảng 4.25 Kết quả Independent Sample T-test so sánh Ý định chọn trường theo hộ khẩu

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Từ bảng 4.31, ta thấy Sig Levene’s Test = 0.154 > 0.05, ta sử dụng kết quả của Sig kiểm định t hàng giả định phương sai bằng nhau là 0.445 > 0.05, như vậy không có sự khác biệt trong ý định chọn trường giữa các đáp viên có hộ khẩu khác nhau.

4.8.3 Sự khác biệt về học lực

Bảng 4.26 Kiểm tra phương sai biến học lực

Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Kiểm định levene về sự

bằng nhau của phương

sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung bình

F Mức ý nghĩa Sig. t df Mức ý ngĩa Sig. (2- tailed) Sự khác biệt trung bình Sự khác biệt độ chênh lệch Độ tin cậy 95% Thấp hơn Cao hơn Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng Giả định phương sai bằng nhau 2.049 .154 .765 228 .445 .06000 .07846 -.09460 .21460 Giả định phương sai không bằng nhau .773 227.888 .440 .06000 .07758 -.09287 .21288

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Sau khi chạy ANOVA ta được kết quả

Levene test với Sig. = 0.149 > 0.05. Đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA, sử dụng kết quả sig kiểm định F ở bảng ANOVA.

ANOVA test với Sig = 0.244 > 0.05, như vậy không có sự khác biệt ý định chọn trường giữa các đáp viên có học lực khác nhau.

4.8.4 Sự khác biệt về hình thức xét tuyển

Bảng 4.28 Kiểm tra phương sai biến hình thức xét tuyển

Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Bảng 4.29 Kết quả One – Way ANOVA so sánh về Ý định chọn trường theo hình thức xét tuyển

Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng

(Nguồn Kết quả xử lý spss của tác giả, 2020)

Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình Giá trị F Mức ý nghĩa (Sig.) Giữa các nhóm 1.468 3 .489 1.399 .244 Trong cùng nhóm 79.055 226 .350 Tổng 80.522 229 Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình Giá trị F Mức ý nghĩa (Sig.) Giữa các nhóm 1.645 3 .548 1.571 .197 Trong cùng nhóm 78.877 226 .349 Tổng 80.522 229 df1 df2 Sig. 1.358 3 226 0.257

Sau khi chạy ANOVA ta được kết quả

Levene test với Sig. = 0.257 > 0.05. Đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA, sử dụng kết quả sig kiểm định F ở bảng ANOVA.

ANOVA test với Sig = 0.197 > 0.05, như vậy không có sự khác biệt ý định chọn trường giữa các đáp viên có hình thức xét tuyển khác nhau.

4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày ở chương 1, mục tiêu là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai, từ đó đề xuất hàm ý quản trị được rút ra từ kết quả nghiên cứu, đặc cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, giải pháp thu hút học sinh của Trường Đại học Lạc Hồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh gồm 6 yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là Chính sách thu hút (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.353), đặc điểm trường học (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.348), cơ hội tương lai (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.152), truyền thông tiếp thị (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.121), quan hệ ảnh hưởng (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.118), năng lực – điều kiện (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0.101).

Đối chứng với những kết quả nghiên cứu trước cho thấy, những yếu tố kể trên có kết quả nghiên cứu tương đồng của Chapman (1981), KeeMing (2010), Jackson (1982) và Litten (1982), Nguyễn Phương Toàn (2011), Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Minh Hà (2011), ... Nên có cơ sở để chứng minh kết quả của nghiên cứu là đáng tin cậy.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định chọn học tại trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm chính sách thu hút, đặc điểm trường học, cơ hội tương lai, truyền thông tiếp thị, quan hệ ảnh hưởng, năng lực – điều kiện là hợp lý vì những lý do sau đây

Thứ nhất, yếu tố chính sách thu hút là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng và được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, tùy từng mức độ thu hút mà học sinh cảm thấy tin tưởng và có mức độ phản hồi, tương tác tốt hơn.

Thứ hai, trong những năm gần đây bối cảnh hội nhập và cạnh tranh đã làm cho nguồn nhân lực chất lượng cao đang khẳng định vai trò quan trọng đối với sự thành

trong nước và sự gia nhập của những trường đại học nước ngoài đã làm cho quy mô, chất lượng đào tạo tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại.

Thứ ba, hiện nay những doanh nghiệp đang đại diện với tư cách là người sử dụng lao động nên họ đứng trước nhiều lựa chọn những ứng viên thực tế là sinh viên của những trường đại học đang được ưu tiên tuyển dụng, Sự trỗi dậy của thương hiệu Trường Đại học Lạc Hồng được xã hội công nhận dẫn đến sự gia tăng số lượng sinh viên đăng ký dự thi và xét tuyển vào trường trong những năm gần đây đó là minh chứng thực tế cho kết quả của nghiên cứu này.

Thứ tư, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện tại, nên học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết của các trường đại học dễ dàng. Hơn nữa, học sinh còn được tiếp cận những trường đại học thông qua nhiều hình thức như được tư vấn trực tiếp tại trường, tham quan hướng nghiệp tại các trường đại học. Đây chính là lý do làm gia tăng vai trò hoạt động truyền thông tiếp thị ảnh hưởng lớn đến ý định chọn học của học sinh.

Thứ năm, do đặc điểm đời sống của người Việt Nam theo văn hóa Phương Đông nên ảnh hưởng từ phía người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị, bạn bè đã chi phối và ảnh hưởng lớn đến ý định chọn học tại trường đại học của học sinh.

Thứ sáu, yếu tố học phí được đánh giá cao vì số lượng học sinh trung học phổ thông được khảo sát chiếm phần lớn là thuộc khu vực nông thôn với trong mẫu nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 53.5%, có thể do thu nhập của gia đình thuộc vùng này thấp so với mức học phí của các trường đại học, do đó yếu tố học phí là yếu tố hàng đầu được học sinh và cả phụ huynh quan tâm khi chọn trường.

Ngoài ra, sau kết quả kiểm định các đặc điểm cá nhân đến ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, tác giả nhận thấy rằng những đặc điểm cá nhân không ảnh hưởng đến ý định của học sinh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bằng công cụ SPSS 20.0 để xử lý số liệu đã thu thập được. Từ đó, tác giả xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai đó là (1) chính sách thu hút, (2) đặc điểm trường học, (3) cơ hội tương lai, (4) truyền thông tiếp thị, (5) quan hệ ảnh hưởng, (6) năng lực – điều kiện. Trong đó nhân tố nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đó là chính sách thu hút.

Đồng thời tác giả cũng đã kiểm định lại mô hình là phù hợp và tất cả các nhóm nhân nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng không khác nhau nhau đến ý định chọn trường của học sinh.

5.1 Kết luận

Mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai gồm truyền thông tiếp thị của trường, mối quan hệ ảnh hưởng, chính sách thu hút, đặc điểm trường đại học, cơ hội tuong lai, năng lực – điều kiện bản thân và một biến phụ thuộc là ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng, với tổng 25 biến quan sát.

Thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA kết quả cho thấy 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, những nhân tố được trích ra có sự thay đổi với mô hình nghiên cứu ban đầu.

Thông qua kết quả phân tích hồi quy xác định được ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông chịu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố gồm chính sách thu hút, đặc điểm trường học, cơ hội tương lai, truyền thông tiếp thị, quan hệ ảnh hưởng, năng lực – điều kiện. Trong đó, chính sách thu hút là tác động mạnh nhất đến ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai, tiếp đến là đặc điểm trường học, cơ hội tương lai, truyền thông tiếp thị, quan hệ ảnh hưởng và năng lực – điều kiện.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình có kết quả như sau chính sách thu hút cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, đặc điểm trường học cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, cơ hội tương lai cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, truyền thông tiếp thị cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, quan hệ ảnh hưởng cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông, năng lực – điều kiện cùng chiều với ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông. Qua qua bước kiểm định các giải thuyết tác giả đã kết luận rằng mô hình là phù hợp và có ý nghĩa về mặt số liệu.

Kết quả kiểm định T-Test và phân tích ANOVA có kết quả như sau không có sự khác biệt về ý định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông theo giới tính, hộ khẩu, học lực và hình thức xét tuyển.

Với kết quả này, tác giả có cái nhìn thực tế hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến đến ý định chọn trường của học sinh tại trường Đại học Lạc Hồng. Qua đó, ban lãnh đạo nhà trường cần nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng để đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để tăng ý định chọn trường của học sinh.

Việc làm tăng ý định chọn trường sẽ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và cả học sinh Trung học phổ thông, chính vì vậy sự tác động qua lại giữa những nhân tố và ý định chọn học tại trường cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Với mục đích trên tác giả xin kiến nghị một vài chính sách đối với ban lãnh đạo nhà trường trong chương 5 để giúp các nhà lãnh đạo sử dụng các phương án tuyển sinh của mình hiệu quả hơn, những chính sách được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần.

5.2 Đề xuất hàm ý quản trị

Dựa trên kết quả nghiên cứu đã xác nhận được 6 yếu tố tác động đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai, tuy nhiên mỗi yếu tố có có mức độ mạnh yếu khác nhau, tác giả phân tích và đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh Trung học phổ thông lựa chọn được ngành nghề và ngôi trường đại học phù hợp.

Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Chính sách thu hút” Trong trường đại

học, yếu tố chính sách thu hút là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng và được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, tùy từng mức độ thu hút mà học sinh cảm thấy tin tưởng và có mức độ phản hồi, tương tác tốt hơn.

Có nhiều phần thưởng kết nối thông qua facebook Hoạt động tiếp cận nhanh và tương tác tốt nhất với học sinh là thông qua facebook, do đó nhà trường nên cải tiến lộ trình, kịch bản, nâng cao và gia tăng phần thưởng kết nối bằng những phần quà thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của sinh viên như chăn, mền, bàn, tủ ,... cho thành viên đạt mức đổi điểm tương ứng với thể lệ tham gia tương tác tại fanpage trường.

Học phí đóng linh hoạt Nên xây dựng chính sách chia nhỏ mức học phí theo từng kỳ 30% hoặc 50% học phí, số còn lại nên đóng trước khi thi học kỳ đó. Trường đại học cũng nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc những gia đình khó khăn, có nhiều quỹ học bổng cho học sinh khá giỏi khuyến khích các em trong quá trình học tập.

trường kết nghĩa bằng cách gia tăng liên kết với nhiều trường trung học phổ thông tại những thị trường tiềm năng như Phú yên, bình định, đắk lắk, ninh thuận. Ngoài ra, tăng học bổng nữ sinh, học bổng khoa học công nghệ, học bổng doanh nghiệp cho nhiều ngành đào tạo khác. Xây dựng kế hoạch “ngày vàng nhập học” để nhận được chính sách giảm học phí và học bổng đi kèm tốt nhất cho học sinh.

Chính sách hỗ trợ vay vốn đóng học phí Đẩy mạnh ký kết và tìm kiếm thêm đối tác hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, tăng cường gia tăng những chính sách vay vốn với lãi suất 0 đồng xuyến suốt trong bốn năm học đại học.

Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Đặc điểm trường học”

Mức học phí thấp so với các trường khác Đẩy mạnh triển khai thực hiện kịch bản giải quyết ngăn cản về mức chi phí (bao gồm sinh hoạt phí và học phí cho học sinh khi đang theo học tại trường). Nhà trường nên tính toán kỹ mức chi phí đào tạo cho từng ngành trong suốt khóa học rồi công bố một lần vào đầu năm học và trong kịch bản tư vấn tuyển sinh, cố gắng giữ mức học phí suốt quá trình học để bản thân cá nhân học sinh và gia đình có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp.

Trường uy tín, có thương hiệu và chương trình học đảm bảo chất lượng cao Gia tăng xây dựng chương trình có sự góp ý, tham gia của các nhà tuyển dụng để nắm bắt được nhu cầu của xã hội, từ đó trường có thể thiết kế được chương trình giáo dục phù hợp. Tiến hành đánh giá, so sánh chuẩn đầu ra thường xuyên để thống nhất quy định, quy trình về thiết kế chương trình giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng của Trường. Hợp tác với nhiều trường đại học khác để sinh viên có thể liên thông giữa những trường với nhau, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ giữa những chương trình giáo dục, tham khảo nhiều chương trình quốc tế làm cơ sở trong việc xây dựng chương trình giáo dục theo hướng liên thông, theo hệ thống tín chỉ, đưa thêm nhiều môn học tự chọn vào đào tạo để tăng tính linh hoạt, mềm dẻo trong suốt quá trình học và phù hợp với nhu cầu của học sinh hơn.

Ngoài ra, thường xuyên có hoạt động giám sát, thanh tra đào tạo đảm bảo thực hiện đúng tiến bộ giảng dạy, nội dung chương trình, thời lượng môn học. Sắp xếp, bố trí thời gian học tập cho sinh viên hợp lý để có điều kiện học thêm kỹ năng chuyên môn và các văn bằng.

Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố “Cơ hội tương lai” Học sinh khi tham

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w