Yếu tố mối quan hệ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Theo Chapman (1981), học sinh bị tác động mạnh bởi sự tư vấn khuyên nhủ, thuyết phục của gia đình (ba, mẹ, anh, chị,…), bạn bè,… trong ý định lựa chọn trường đại học của mình. Sự ảnh hưởng này đến mỗi học sinh theo ba cách (1) một trường đại học cụ thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến mong đợi của họ, (2) họ khuyên trực tiếp trường mà học sinh nên tham gia thi tuyển, (3) hoặc trong trường hợp là bạn thân, nơi bạn thân thi tuyển cũng ảnh hưởng đến học sinh trong ý định chọn trường của mình.

Theo Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) cho rằng ngoài ba mẹ, bạn bè thì những cá nhân tại trường cũng ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh. Dựa vào những yếu tố này, giả thuyết H2 được phát biểu như sau

H2 Sự định hướng từ các yếu tố mối quan hệ ảnh hưởng càng lớn thì ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh ngày càng tăng.

Theo M.J.Burns và các công sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) đã cho rằng học bổng, học phí, các chính sách hỗ trợ ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh.

Theo Joseph (2000), cho rằng vấn đề có sức ảnh hưởng lớn đến ý định chọn trường đại học là chi phí học tập, trong đó những chính sách hỗ trợ tài chính nhằm giảm chi phí có ảnh hưởng tích cực. Dựa vào những yếu tố này, giả thuyết H3 được phát biểu như sau

H3 Chính sách thu hút, hỗ trợ tối đa cho học sinh càng cao thì càng làm tăng ý định của học sinh chọn học tại trường Đại học Lạc Hồng.

2.6.4 Yếu tố đặc điểm trường đại học

Trong nghiên cứu của Chapman cho rằng những yếu tố về các chính sách, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học phí, chương trình đào tạo,… có ảnh hưởng đến quyết định chọn học tại trường đại học của học sinh.

M.J.Burns và các công sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) đã bổ sung các yếu tố như chính sách hỗ trợ, đa dạng về chương trình học, uy tín thương hiệu của trường,… cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.

Hình ảnh và uy tín trường đại học có ảnh hưởng lớn trong việc chọn trường của học sinh, theo Keling (2007), cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của học sinh về một tổ chức nào đó là do danh tiếng của tổ chức đó. Có một sự tồn tại tỷ lệ thuận trong mối quan hệ giữa danh tiếng (uy tín, thương hiệu) trường đại học với quyết định của học sinh. Dựa vào những yếu tố này, giả thuyết H4 được phát biểu như sau

H4 Đặc điểm trường đại học càng tốt thì mức độ chọn trường đó càng cao.

2.6.5 Yếu tố cơ hội tương lai

Theo Cabrera và La Nasa (M.J.Burns, 2006), ngoài việc mong đợi học tập trong tương lai thì mong đợi có việc làm, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc chọn trường của học sinh.

Theo S.G.Washburn (dẫn theo Trần Văn Qúi và Cao Hào Thi, 2009) cũng đưa ra rằng cơ hội có được công việc trong tương lai cũng ảnh hưởng đến học sinh trong ýđịnh chọn trường. Từ những yếu tố trên, giả thuyết H5 được phát biểu như sau

H5 Tỷ lệ các yếu tố cơ hội tương lai tại trường Đại học lạc Hồng càng cao thì mức độ chọn học của học sinh trung học phổ thông càng lớn.

2.6.6 Yếu tố năng lực – điều kiện bản thân

Theo Chapman, những yếu tố của mỗi cá nhân học sinh là một trong số những nhóm yêu tố ảnh hưởng lớn đến ý định chọ học tại trường đại học của họ, trong đó năng lực, sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố có mức ảnh hưởng rõ nhất. Dựa vào cơ sở của 2 yếu tố trên giả thuyết H6 được phát biểu như sau

H6 Sự phù hợp của ngành học, trường học với khả năng hay sở thích cá nhân học sinh càng cao thì mức độ chọn học tại trường của học sinh càng lớn.

Truyền thông tiếp thị

Mối quan hệ ảnh hưởng

Ý định chọn Chính sách thu hút

Đặc điểm trường đại học

trường Đại học Lạc Hồng

Cơ hội tương lai

Năng lực - điều kiện bản thân

(Nguồn Tác giả đề xuất,2020)

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai”

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một số khái niệm, các cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trình bày tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã giới thiệu, tập trung phân tích các công trình có liên quan đến việc chọn nghề, chọn trường đại học của học sinh. Chương này cũng trình bày giả thuyết 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

(Thảo luận nhóm, đối tượng tham gia 10)

Thang đo nháp

Khảo sát thử

(Điều chỉnh, xây dựng thang đo, mẫu =30)

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức

- Khảo sát 230 học sinh thuộc 13 trường trung học phổ thông (6 trường thành thị, 7 trường nông thôn).

- Mã hóa, nhập dữ liệu.

- Làm sạch dữ liệu, thống kê mô tả. - Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha. - Phân tích EFA.

- Phân tích hồi quy.

- Kiểm định, phân tích T-test, ANOVA.

Viết báo cáo

(Thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất hàm ý quản trị)

(Nguồn Tác giả thiết kế, 2020)

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm những bước sau đây Đầu tiên phải xác định được mục tiêu chính cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và dựa vào

những mô hình nghiên cứu liên quan về nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai.

Dựa vào cơ sở lý mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến ban đầu. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp thảo luận nhóm với số lượng đối tượng tham gia là 10 (n = 10) mục đích điều chỉnh thang đo ban đầu.

Sau đó tiến hành khảo sát thử bằng phỏng vấn 30 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nguyện vọng và đăng ký hồ sơ xét tuyển học bạ vào trường nhằm thiết kế và điều chỉnh thang đo chính thức hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.

Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng hình thức đi khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với mẫu là 230, dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát được xử lý số liệu thô bằng excel và sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Sau khi được mã hóa, làm sạch, dữ liệu được thực hiện thông qua các bước phân tích như sau

Đầu tiên, đánh giá mức độ tin cậy của thang đo Được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha, trong đó sẽ loại bỏ những biến không phù hợp nếu có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3, tiêu chuẩn thang đo có thể chấp nhận được nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

Tiếp theo, phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của nhứng biến thành phần. Các biến có Factor Loading (hệ số tải nhân tố) nhỏ hơn 0,5 bị loại bỏ. Thang đo được chấp nhận khi Eigenvalue có giá trị >= 1, và tổng phương sai trích >= 50%.

Tiến hành kiểm định các giả thuyết và mức độ phù hợp của tổng thể mô hình để được mô hình hồi quy đa biến và được kiểm định với mức ý nghĩa là 5%.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn (1) nghiên cứu sơ bộ nhằm thảo luận xây dựng thang đo, bảng câu hỏi khảo sát, (2) nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, xác định mức ảnh hưởng của những nhân tố, đánh giá, kiểm định các mô hình.

3.3.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh thang đo và bổ sung hoặc loại bỏ những biến quan sát chưa hợp lý.

Phương pháp này được thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm, phỏng vấn (n=10) theo nội dung đã chuẩn bị trước.

Tổ chức thảo luận nhóm Thông qua phân tích lý thuyết tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Chapman (1981), Kee Ming (2010) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của học sinh. Qua đó tác giả xây dựng thang đo nháp đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học tại trường đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông. Để nội dung khảo sát phù hợp với tình trạng thực tế, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm gồm 10 thành viên là những học sinh có hồ sơ nguyện vọng (tại khu vực Đồng Nai) vào trường Đại học Lạc Hồng. (phụ lục 1).

Dựa trên những mô hình lý thuyết và phỏng vấn các bạn học sinh khối 12 của 5 trường trung học phổ thông tại Đồng Nai (3 trường vùng thành thị, 2 trường vùng nông thôn), dựa trên cơ sở những trường Trung học phổ thông có số lượng học sinh nhập học đều từ năm 2012 đến 2019 tại trường Đại học Lạc Hồng và tương đối cao vào năm 2019.

Khẳng định được những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn học tại trường Đại học Lạc Hồng, học sinh lớp 12 bày tỏ quan điểm theo những nội dung của dàn bài thảo luận (phụ lục 1).

Bảng 3.1 Cấu trúc đáp viên tham gia thảo luận nhóm

(Nguồn Phân tích tổng hợp của tác giả, 2020)

Nội dung thảo luận bao gồm giới thiệu mục đích của buổi thảo luận, sử dụng những câu hỏi mở và dựa vào mô hình của Chapman (1981), Kee Ming (2010) để nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của học sinh. Nhóm thảo luận, đề xuất sửa đổi một số biến quan sát (Phụ lục 1).

Thống kê Trường vùng thành thị Trường vùng nông thôn Ghi chú

Nữ Nam Nữ Nam

Số lượng 3 3 2 2

3.3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Tác giả tổ chức thảo luận nhóm tập trung thực hiện vào tháng 7 năm 2020, kết quả được sử dụng để điều chỉnh thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn 30 học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nguyện vọng và đăng ký xét tuyển học bạ vào trường, thông qua đó điều chỉnh thang đo chính thức và thiết kế, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức).

Kết quả phát triển thang đo Thang đo nháp 1

Trong thang đo nháp 1 được sử dụng bằng thang đo Likert 5 mức độ (1 Hoàn toàn không đồng ý – 5 Hoàn toàn đồng ý) dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của học sinh.

1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông (20 biến)

Thang đo truyền thông tiếp thị - TTTT (4 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009). Thang đo này bao gồm 4 biến quan sát từ TTTT1 đến TTTT4

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Thang đo mối quan hệ ảnh hưởng – QHAH (4 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009). Thang đo này bao gồm 4 biến quan sát từ QHAH1 đến QHAH4.

Ký hiệu Biến quan sát

TTTT1 Chọn trường vì được xem các chương trình tư vấn tuyển sinh trên truyền hình.

TTTT2 Chọn trường vì được tham quan hướng nghiệp.

TTTT3 Chọn trường vì được tư vấn bởi cán bộ tuyển sinh tại trường trung học phổ thông.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Thang đo chính sách thu hút – CSTH (3 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Theo M.J.Burns và các công sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009), Joseph (2000). Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát từ CSTH1 đến CSTH3.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Thang đo đặc điểm trường đại học – DDTH (3 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Chapman (1981), M.J.Burns và các công sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009), Keling (2007). Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát từ DDTH1 đến DDTH3.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Thang đo cơ hội tương lai – CHTL (3 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Cabrera và La Nasa (M.J.Burns, 2006), S.G.Washburn (dẫn theo Trần Văn Qúi và Cao Hào Thi, 2009). Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát từ CHTL1 đến CHTL3.

Ký hiệu Biến quan sát

QHAH1 Chọn trường vì theo ý kiến bạn bè

QHAH2 Chọn trường vì được chia sẻ từ các Anh/Chị khóa trước cùng trường. QHAH3 Chọn trường vì được nghe lời khuyên Thầy/Cô cấp 3.

QHAH4 Chọn trường vì được người thân trong gia đình định hướng

Ký hiệu Biến quan sát

CSTH1 Trường có học phí được đóng linh hoạt (chia nhiều lần đóng/năm). CSTH2 Trường có chính sách hỗ trợ vay vốn đóng học phí.

CSTH3 Trường có nhiều phần thưởng kết nối thông qua facebook.

Ký hiệu Biến quan sát

DDTH1 Trường có uy tín, thương hiệu

DDTH2 Trường có chương trình học đảm bảo chất lượng cao.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Thang đo năng lực – điều kiện bản thân – NLDK (3 biến) Được phát triển từ những thuộc tính đo lường của Chapman (1981). Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát từ NLDK1 đến NLDK3.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

2. Thang đo Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng – YDCT (3 biến)

Được phát triển từ những thang đo về ý định chọn trường đại học của KeeMing (2010), Chapman (1981). Thang đo này bao gồm 3 biến quan sát từ QDCT1 đến QDCT3.

(Nguồn Tổng hợp của tác giả, 2020)

Ký hiệu Biến quan sát

YDCT1 Tôi chọn trường là một quyết định đúng đắn.

YDCT1 Tôi vẫn chọn trường nếu có cơ hội thay đổi quyết định lựa chọn của mình.

YDCT1 Tôi sẽ giới thiệu trường cho những đàn em khóa dưới.

Ký hiệu Biến quan sát

NLDK1 Học phí của trường phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. NLDK2 Trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực.

NLDK3 Tỷ lệ xét tuyển đầu vào phù hợp với khả năng bản thân.

Ký hiệu Biến quan sát

CHTL1 Có cơ hội kiếm được thu nhập cao sau khi tốt nghiệp. CHTL2 Trường có nhiều hoạt động kiến tập thực tế.

Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm và khảo sát được trình bày ở trên, thang đo nháp 2 được phát triển dựa trên thang đo nháp 1, bổ sung các biến quan sát sau đây và thang đo mối quan hệ ảnh hưởng và chính sách thu hút

QHAH1 Tự quyết định lựa chọn.

CSTH1 Trường có nhiều ưu đãi lớn khi nhập học sớm (giảm học phí, học bổng khuyến học).

Như vậy, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai sau khi được điều chỉnh sẽ có 22 biến biến quan sát và thang đo ý định chọn trườngcủa học sinh có 3 biến quan sát được dùng để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu chính thức.

3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Thông qua hoạt động phỏng vấn, tác giả đã bổ sung một số biến quan sát về khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh như sau

1. Bổ sung vào thang đo “mối quan hệ ảnh hưởng” biến quan sát “tự quyết định lựa chọn”.

2. Bổ sung vào thang đo “chính sách thu hút” biến quan sát “trường có nhiều ưu đãi lớn khi nhập học sớm (Giảm học phí, Học bổng khuyến học)”.

Với kết quả này, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của các bạn học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai bao gồm truyền thông tiếp thị của trường (tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tham quan hướng nghiệp, cán bộ tư vấn trực tiếp,...), mối quan hệ ảnh hưởng (người thân, thầy cô, bạn bè, anh chị cùng trường, tự ý thức bản thân,...), chính sách thu hút (phần thưởng, hỗ trợ về học phí, học bổng, vay vốn,...), đặc điểm trường đại học (học phí, uy tín thương hiệu, chương trình học,...), cơ hội tương lai (cơ hội việc làm và có thu nhập cao,...), năng lực – điều kiện bản thân (khả năng tài chính, năng lực bản thân,..).

Mô hình lý thuyết “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai” và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ở chương 2 được áp dụng và giữ nguyên để xây dựng thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w