Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
(Thảo luận nhóm, đối tượng tham gia 10)
Thang đo nháp
Khảo sát thử
(Điều chỉnh, xây dựng thang đo, mẫu =30)
Thang đo chính thức
Nghiên cứu chính thức
- Khảo sát 230 học sinh thuộc 13 trường trung học phổ thông (6 trường thành thị, 7 trường nông thôn).
- Mã hóa, nhập dữ liệu.
- Làm sạch dữ liệu, thống kê mô tả. - Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha. - Phân tích EFA.
- Phân tích hồi quy.
- Kiểm định, phân tích T-test, ANOVA.
Viết báo cáo
(Thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất hàm ý quản trị)
(Nguồn Tác giả thiết kế, 2020)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm những bước sau đây Đầu tiên phải xác định được mục tiêu chính cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và dựa vào
những mô hình nghiên cứu liên quan về nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai.
Dựa vào cơ sở lý mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến ban đầu. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp thảo luận nhóm với số lượng đối tượng tham gia là 10 (n = 10) mục đích điều chỉnh thang đo ban đầu.
Sau đó tiến hành khảo sát thử bằng phỏng vấn 30 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nguyện vọng và đăng ký hồ sơ xét tuyển học bạ vào trường nhằm thiết kế và điều chỉnh thang đo chính thức hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.
Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng hình thức đi khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với mẫu là 230, dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát được xử lý số liệu thô bằng excel và sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Sau khi được mã hóa, làm sạch, dữ liệu được thực hiện thông qua các bước phân tích như sau
Đầu tiên, đánh giá mức độ tin cậy của thang đo Được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha, trong đó sẽ loại bỏ những biến không phù hợp nếu có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3, tiêu chuẩn thang đo có thể chấp nhận được nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
Tiếp theo, phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của nhứng biến thành phần. Các biến có Factor Loading (hệ số tải nhân tố) nhỏ hơn 0,5 bị loại bỏ. Thang đo được chấp nhận khi Eigenvalue có giá trị >= 1, và tổng phương sai trích >= 50%.
Tiến hành kiểm định các giả thuyết và mức độ phù hợp của tổng thể mô hình để được mô hình hồi quy đa biến và được kiểm định với mức ý nghĩa là 5%.