Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Thông qua hoạt động phỏng vấn, tác giả đã bổ sung một số biến quan sát về khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh như sau

1. Bổ sung vào thang đo “mối quan hệ ảnh hưởng” biến quan sát “tự quyết định lựa chọn”.

2. Bổ sung vào thang đo “chính sách thu hút” biến quan sát “trường có nhiều ưu đãi lớn khi nhập học sớm (Giảm học phí, Học bổng khuyến học)”.

Với kết quả này, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của các bạn học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai bao gồm truyền thông tiếp thị của trường (tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tham quan hướng nghiệp, cán bộ tư vấn trực tiếp,...), mối quan hệ ảnh hưởng (người thân, thầy cô, bạn bè, anh chị cùng trường, tự ý thức bản thân,...), chính sách thu hút (phần thưởng, hỗ trợ về học phí, học bổng, vay vốn,...), đặc điểm trường đại học (học phí, uy tín thương hiệu, chương trình học,...), cơ hội tương lai (cơ hội việc làm và có thu nhập cao,...), năng lực – điều kiện bản thân (khả năng tài chính, năng lực bản thân,..).

Mô hình lý thuyết “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh Trung học phổ thông tại Đồng Nai” và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ở chương 2 được áp dụng và giữ nguyên để xây dựng thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dùng cho khảo sát thử. Dựa trên kết quả của khảo sát thử là bảng khảo sát chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

3.4 Nghiên cứu chính thức

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng đã đặt ra. Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Lạc Hồng với những mẫu khảo sát được thu thập từ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trong nghiên cứu kích thước mẫu được tổng hợp từ ý kiến chuyên gia và nhiều nhà nghiên cứu thì cỡ mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng độ tin cậy, phương pháo ước lượng và phân tích dữ liệu được sử dụng. Kích thước mẫu sử dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến.

Theo Gorsuch (1983), cho rằng cần tối thiểu 200 quan sát, tuy nhiên theo kinh nghiệm số lượng mẫu càng lớn càng tốt.

Theo Hair và ctg (1998), trường hợp sử dụng phương pháp EFA (phân tích nhân tố khám phá), kích thước mẫu tối thiểu đạt 50, cao hơn là 100 và tỷ lệ số lượng quan sát/đo lường đạt 5/1, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra 25 biến quan sát, tương ứng với mẫu tối thiểu của đề tài là 25*5=125 mẫu.

Theo Tabachnick và Fidell (1996), để phân tích phân tích hồi quy tốt nhất thì phải thõa mãn công thức 50 + 8*m (trong đó k là số biến độc lập của mô hình). Bài nghiên cứu đưa ra bao gồm 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc nên cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là 50 + 8*6 = 98 mẫu.

Kết hợp ba yêu cầu trên tác giả quyết định tiến hành khảo sát 230 phiếu bằng hình thức khảo sát trực tiếp bằng phiếu trả lời câu hỏi.

(Nguồn Phân thích tổng hợp của tác giả, 2020)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w