Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

3.4.3.1 Nội dung bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế từ thang đo nháp 2 trên cơ sở phát triển từ thang đo nháp 1. Bảng câu hỏi được được sử dụng để phỏng vấn 30 học sinh có hồ sơ nguyện vọng đăng ký nhập học vào trường Đại học Lạc Hồng, nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh của bảng khảo sát, trên cơ sở đó điều chỉnh và hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát dùng trong nghiên cứu chính thức.

Bảng câu hỏi chia làm 3 phần chính Phần thứ nhất giới thiệu

Phần thứ hai nội dung khảo sát bao gồm 25 câu hỏi được chia cho 7 nhân tố, trong đó có 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc.

Phần thứ ba thông tin cá nhân bao gồm giới tính, hộ khẩu thường trú, xếp loại học lực lớp 12, hình thức đăng ký xét tuyển vào đại học Lạc Hồng.

3.4.3.2 Thang đo cho bảng câu hỏi

Tất cả những biến quan sát trong những nhân tố được sử dụng bằng thang đo Likert 5 điểm, với mức độ lựa chọn từ 1 đến 5 như sau

Mức 1 Hoàn toàn không đồng ý. Mức 2 Không đồng ý.

Mức 3 Không ý kiến. Mức 4 Đồng ý.

Mức 5 Hoàn toàn đồng ý.

3.4.3.3 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi (phụ lục 2) cho nghiên cứu định lượng sẽ tiến hành khảo sát thử với 30 học sinh mục đích nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh của bảng câu hỏi về mặt ngôn ngữ, hình thức, khả năng phản hồi cũng cấp thông tin của học sinh. Sau đó, nhóm khảo sát sẽ đến các trường trung học phổ thông địa bàn tỉnh Đồng Nai vào đầu giờ học, giờ ra chơi, giờ tan lớp (vào tận lớp) tùy theo sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường để liên hệ trực tiếp với đối tượng học sinh có nguyện vọng và có hồ sơ đăng ký xét tuyển chọn học tại trường Đại học Lạc Hồng, hướng dẫn điều thông tin vào phiếu và thu lại sau 15 phút trao đổi. Số lượng phiếu khảo sát phát

trả lời).

3.4.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Kết quả khảo sát sau khi lọc sạch (loại bỏ những phiếu không trả lời đầy đủ số lượng câu hỏi khảo sát, có cơ sở xác định phiếu trả lời không đáng tin cậy), được tiến hành mã hóa, nhập liệu và dựa trên phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu.

Các giai đoạn thực hiện phân tích dữ liệu bao gồm

Thống kê mô tả được thực hiện bằng việc lập bảng mô tả phân bố tần suất để thống kê mẫu khảo sát được phân theo nhứng dữ liệu định tính, nội dung khảo sát chọn học tại trường (phần I, phụ lục 2), thông tin học sinh khảo sát (phần II, phụ lục 2).

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng r Cronbach’s Alpha là kiểm định thống kê mức độ chặt chẽ, đánh giá độ tin cậy của những thang đo thành phần, hệ số Cronbach’s Alpha đo lường tính nhất quán của thang đo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số thang đo càng cao thì mức độ liên kết của những biến đo lường càng cao, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6 là chấp nhận được. Kiểm định hệ số tương quan biến tổng (kiểm định r – là hệ số tương quan của những biến trong cùng một thang đo), hệ số r tối thiểu > 0.3 nhằm loại các biến không hỗ trợ cho những khái niệm cần đo) trong thang đo đó. Tiêu chuẩn đánh giá thang đo bao gồm (1) 0.6 <= α <= 0.95; (2) hệ số tương quan biến tổng r >=0.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị phân biệt, giá trị họi tụ) hoặc dùng để rút gọn một tập biến. Tiêu chuẩn áp dụng, chọn biến trong phân tích EFA bao gồm

Hệ số KMO và tiêu chuẩn Bartlett test sử dụng đánh giá mức độ thích hợp của EFA, trị số KMO lớn (0.5 <= KMO <= 1) có ý nghĩa thích hợp, trường hợp nhỏ hơn 0.5 (KMO < 0.5) thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với những dữ liệu. Kiểm định Bartlett xem xét mức độ tương quan giữa những biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu Sig <= 0.05 có ý nghĩa thống kê thì trong tổng thể các biến quan sát có mức độ tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2002, T31).

Hệ số tải nhân tố Factor loading là những hệ số biểu thị tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, đánh giá mức ý nghĩa của nhân tố khám phá EFA. Theo Hair và ctg (1998)

Factor loading >= 0,3 được xem là mức tối thiểu Factor loading >= 0,4 được xem là quan trọng

Factor loading >= 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Tiêu chuẩn chọn Factor loading >=0,3 tương ứng với cỡ mẫu ít nhất là 350 mẫu, Factor loading >=0,55 thì cỡ mẫu khoảng 100 – 350, Factor loading >=0,75 thì cỡ mẫu <100 (Hair & ctg, 1998).

Xác định số lượng nhân tố bao gồm tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion) để xác định số lượng nhân tố được trích từ thang đo, bằng cách xem xét Eigenvalue chỉ giữ lại các nhân tố quan trọng, loại bỏ các nhân tố kém quan trọng. Eigenvalue đại diện được giải thích bởi mỗi nhân tố cho phần biến thiên vì thế Eigenvalue >= 1 sẽ được giữ lại trong mô hình. Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria) thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%.

Phương pháp trích dùng để chọn phân tích thang đo phương pháp trích Principal components – phương pháp rút thành phần chính bằng phân tích nhân tố, áp dụng cho thang đo đơn hướng như các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh trung học phổ thông bằng phép quay Varimax nhằm giảm số lượng biến.

Trong nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu có kích thước n = 230 và sau phân tích EFA là phân tích hồi quy đa biến, nên trong quá trình Cronbach’s Alpha tác giả sẽ giữ lại những thang có Cronbach’s Alpha >= 0.6, những biến quan sát có tương quan biến tổng r >= 0.3. Trong quá trình phân tích EFA loại bỏ các biến có Factor loading < 0,5.

Phân tích hồi quy đa biến đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, sử dụng phương pháp “Enter”3 (phương pháp đưa vào lần lượt). Hệ số R2 (R – Square)4 được các nhà nghiên cứu thưởng sử dụng để đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Trong bảng phân tích phương sai, kiểm định F cho biết biến phụ thuộc có liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không với Sig < 0.05 mô hình phù hợp và ngược lại. Ngoài ra, sử dụng hệ số Durbin – Waston5 để kiểm tra hiện tượng tương quan, sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF6 để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.

là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thực tế của EFA, hệ số tải nhân tố đạt mức tối thiểu khi >0.3, khi > 0.4 được xem là quan trọng, >=0.5 có ý nghĩa thực tiễn. Chọn tiêu chuẩn cho hệ số tải nhân tố >0.3 thì cỡ mẫu thấp nhất là 350, cỡ mẫu khoảng 100 thì tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >0.55 (thường có thể chọn 0.5), cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố >0.75.

Là phương pháp mặc định trong SPSS ( Enter).

Theo Lê Đức Huy (2007), hệ số R2 < 0.1 thể hiện tương quan ở mức độ thấp, 0.1<=R2 <=0.25 thể hiện tương quan ở mức độ trung bình, 0.25 <= R2 <= 0.5 thể hiện tương quan ở mức khá chặt chẽ, 0.5 <= R2 <= 0.8 thể hiện tương quan ở mức rất chặt chẽ.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), 51 < Durbin – Waston < 3 không xảy ra hiện tượng tương quan, 6VIF > 10 dấu hiệu đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy tuyến tính của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông tại Đồng Nai có dạng như sau

Y = β0 +β1*TTTT +β2*QHAH +β3*CSTH +β4*DDTH +β5*CHTL +β6*NLDK +ℇi

Trong đó

Y Ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông. β0 Hệ số chặn.

β1, β2, β3, β4, β5 Những hệ số hồi quy của tổng thể (n=5). TTTT Truyền thông tiếp thị.

QHAH Mối quan hệ ảnh hưởng. CSTH Chính sách thu hút. DDTH Đặc điểm trường đại học. CHTL Cơ hội tương lai.

NLDK Năng lực – điều kiện bản thân.

Trong mô hình nghiên cứu, mong đợi về dấu của những biến độc lập đều là (+). Vì những yếu tố này bị ảnh hưởng càng cao thì việc chọn học tại trường đại học càng được khẳng định.

Phân tích ANOVA, T-Test phân tích T-Test áp dụng đối với các biến định tính lớn hơn 2 nhóm, các phân tích nhằm đánh giá mức độ khác biệt giữa nhóm thành phần. Trong phân tích T-Test, ANOVA trị số F có mức ý nghĩa Sig, nếu Sig < 0.05 thể hiện mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu được thu thập, những biến đưa vào có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (có nghĩa độ tin cậy 95%).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả xây dựng 7 thang đo lý thuyết với 25 biến quan sát. Qua chương này, đề tài sử dụng phương pháp điều tra để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học Lạc Hồng của học sinh trung học phổ thông trên phạm vi nghiên cứu địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua nghiên cứu định tính thảo luận với nhóm gồm 10 học sinh hiện đang học lớp 12 (tại Đồng Nai), khảo sát thử 30 học sinh nhằm chỉnh lại từ ngữ, loại bỏ biến trùng để đảm bảo hoàn chỉnh câu hỏi phỏng vấn giúp đối tượng khảo sát hiểu rõ và trả lời được, nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 230 thu thập được bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát, đối tượng là học sinh khối 12 các trường tại Đồng Nai có nguyện vọng và đăng ký xét tuyển học bạ vào trường Đại học Lạc Hồng (năm học 2020 – 2021).

Trong chương 3 tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo chính thức, thiết kế bảng câu hỏi, giới thiệu về nghiên cứu chính thức, phương pháp xử lý và đánh giá dữ liệu.

Dữ liệu sau khi được thu thập từ phiếu khảo sát được mã hóa, tiến hành nhập liệu vào excel và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, trình bày những phương pháp chọn mẫu, tiêu chí đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, nhân tố tương quan, kiểm tra độ tin cậy, phân tích hồi quy và phương sai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học lạc hồng của học sinh trung học phổ thông tại đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w