Đặc điểm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

Đối tượng khách hàng đa dạng, phong phú

Đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL đa dạng, phong phú với số lượng rất lớn, nhưng giá trị của từng khoản giao dịch không cao, khách hàng chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp siêu vi mô, đây là lực lượng khách hàng rất lớn, tiềm năng, có nhu cầu sử dụng dịch vụ NHBL nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị và tiện ích trong cuộc sống. Mặc dù chiếm số đông lượng khách hàng của ngân hàng nhưng nhu cầu các khoản giao dịch thường nhỏ và đòi hỏi chất lượng cao, thiết thực và đặc biệt tiện lợi. nhóm khách hàng này khách nhau về quy mô hoạt động, lĩnh vực và địa bàn nên để thành công trên thị trường này đòi hỏi ngân hàng phải có sự phân đoạn thị trường một cách cẩn thận đồng thời phải có nhận biết sâu sắc quá trình cũng như yêu tố tác động đến hành vi của khách hàng.

Số lượng nhu cầu lớn nhưng quy mô nhu cầu nhỏ

Do đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu vi mô nên số lượng khách hàng của loại hình dịch vụ này là rất lớn, các giao dịch NHBL là rất nhiều và thường xuyên. Tuy vậy, giá trị của mỗi giao dịch thường nhỏ hơn giá trị của giao dịch bán buôn, chỉ tương ứng với nhu cầu của một cá nhân, một doanh nghiệp siêu vi mô. Chính đặc điểm này mang lại lợi thế cho

dịch vụ NHBL. Sự thường xuyên và ổn định trong các giao dịch bán lẻ, cũng như sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể, ổn định, giúp ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, giá trị các giao dịch bán lẻ không quá lớn nên rủi ro của giao dịch cũng không nhiều, góp phần đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng.

Danh mục sản phẩm đa dạng

Xuất phát từ nhu cầu của KH, các NH đã phát triển và thay đổi không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau từ các dịch vụ truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại nhằm thỏa mãn yêu cầu riêng biệt của các nhóm KH. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ thuộc các nhóm dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, NH điện tử, ủy thác đầu tư, bảo lãnh, bảo quản vật có giá, mua bán ngoại tệ được phát triển không ngừng. Tại các nước phát triển số lượng sản phẩm dịch vụ NH dành cho KH cá nhân lên tới hàng nghìn nhằm phục vụ nhu cầu rất đa dạng của KH

Hoạt động NHBL phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại

Trong thời đại số hóa hiện nay, ngân hàng nào có hệ thống CNTT phát triển, biết ứng dụng tốt công nghệ vào hoạt động ngân hàng thì sẽ có cơ hội lớn để phát triển hoạt đông bán lẻ của mình. Bởi lẽ CNTT là nền tảng để hỗ trợ các ngân hàng phát triển tốt các sản phẩm dịch vụ hiện đại của mình như internet banking, mobile banking, phone banking… Tốc độ và độ chính xác khi xử lý các giao dịch, các tiện ích của sản phẩm, mức độ bảo mật thông tin… là những yếu tố rất quan trọng khi KH lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của một ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ hiện đại cũng giúp cho ngân hàng có thể thực hiện việc lưu trữ và xử lý số liệu tập trung, từ đó có thể triển khai mô hình tập trung hóa hoạt động vận hành, xử lý các giao dịch có tính chất phân tán như hỗ trợ tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực quản trị.

Bên cạnh đó các chi phí cho hoạt động NHBL rất lớn, bao gồm chi phí thuê mặt bằng trụ sở, chi nhánh, điểm gao dịch; chi phí trả lương cán bộ; mua máy móc thiết bị như máy tính, hệ thống Core banking, ATM, Kois, POS….

Vì nhóm khách hàng của dịch vụ NHBL là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu vi mô phân bố rải rác trên 1 phạm vi rộng lớn nên để có thể tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng, các ngân hàng phải ko ngừng mở rộng thêm mạng lưới các chi nhánh, các phòng, điểm giao dịch, các trạm ATM. Để cung ứng được sản phẩm cho một lượng lớn KH tại nhiều địa điểm khác nhau đòi hỏi các NHTM phải có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp để có thể đưa giá trị sản phẩm, dịch vụ đến tận tay KH, đáp ứng được nhu cầu KH và giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết cho KH. Ngoài các kênh giao dịch truyền thống, các kênh giao dịch mới sử dụng công nghệ hiện đại như kênh giao dịch ngân hàng trực tuyến, ngân hàng online,.. cũng không ngừng được mở rộng tăng thêm tính thuận tiện cho khách hàng.

Công tác marketing giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHBL

Thị trường bán lẻ có quy mô rộng, bao gồm nhiều đối tượng khách hàng sống phân tán nên vai trò của thông tin rất quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng và sản phẩm dịch vụ. Vì thế, hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sẽ giúp tiếp cận tới đa dạng các khách hàng.

Đối tượng KH của DVBL là các cá nhân, doanh nghiệp siêu vi mô. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của nhóm KH này còn thấp. Bởi vậy, để sản phẩm đến được tay KH, KH hiểu và sử dụng sản phẩm thì khâu quảng bá, tiếp thị và chăm sóc sau bán hàng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển.

Ngoài ra, khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô thường có xu hướng chuyển đổi ngân hàng, mức độ trung thành của họ không cao, do đó marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và kh, duy trì và phát triển lòng trung thành của đối tượng này.

Hoạt động Ngân hàng bán lẻ có những rủi ro nhất định

Rủi ro là khả năng xảy ra những sự cố trong tương lai làm cho NH không thể đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc gây tổn thất cho NH. Trên thực tế, các NH chịu rủi ro trong quá trình kinh doanh nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng. Những rủi ro

đó luôn tồn tại, không thể loại trừ ra khỏi môi trường kinh doanh, NH chỉ có thể phân tích, tìm ra các nguyên nhân, có giải pháp phòng ngừa, hạn chế sự tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động bán lẻ thường có những rủi ro chủ yếu sau: Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi suất, Rủi ro tỷ giá, Rủi ro hoạt động, Rủi ro uy tín, Rủi ro công nghệ thông tin, Rủi ro về mặt đạo đức cán bộ….

Ngoài những rủi ro cơ bản nêu trên, trong hoạt động bán lẻ còn chịu những rủi ro gây nên bởi biến động của môi trường kinh tế vĩ mô như: kinh tế suy giảm đột ngột, lạm phát cao hay giảm phát, hoặc các ảnh hưởng của thiên nhiên mang lại như thiên tai, hoả hoạn, động đất… gây mất mát, thiệt hại không nhỏ cho NH.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w