Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHNo&PTNT Việt

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 65)

Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An

2.2.1. Sự gia tăng số lượng khách hàng

Bảng 2.3. Số lượng khách hàng bán lẻ tại Agribank Nghệ An

Đơn vị: Người Phân loại 2016 2017 2018 2019 Hết 06/2020 1. Khách hàng cá nhân 5.220 9.293 11.547 16.498 21.541 2. Khách hàng hộ gia đình 672 1.148 1.476 1.9887 2.742 3. Khách hàng DNNVV 293 520 658 702 809 Nguồn: Agribank Nghệ An

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong giai đoạn vừa qua số lượng khách hàng bán lẻ ở cả 03 nhóm đều có sự tăng trưởng tốt. Đặc biệt là ở nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 5.220 khách hàng ( Năm 2016) lên 21.541 khách hàng ( Tháng 6/2020 ) với mức tăng trưởng lên đến 312%. Nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù chiếm tỷ nhỏ trong tổng số khách hàng bán lẻ nhưng cũng có sự tăng trưởng đáng khích lệ trong giai đoạn vừa qua với mức tăng từ 293 khách hàng năm 2016 lên 809 khách hàng năm 2020( tăng 176%). Điều này cho thấy năng lực thu hút khách hàng, khả năng mở rộng thị trường, phát triển DVNHBL của Agribank nhìn chung là tốt.

Trong thời gian qua, hoạt động dịch vụ bán lẻ của chi nhánh đã góp phần duy trì và phát triển số lượng khách hàng hiện tại của Agribank không ngừng gia tăng. Cùng với việc phát triển nền tảng khách hàng bán lẻ, Agribank Nghệ An đã bước đầu chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng cường bán chéo, bán kèm sản phẩm để gia tăng hiệu quả trên từng khách hàng.

2.2.2. Số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Môi trường cạnh tranh giúp tư duy ngân hàng thay đổi. Sự cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Và với mảng ngân hàng bán lẻ đầy tiềm năng nên nhiều ngân hàng luôn muốn định vị lẫn khẳng định giá trị thương hiệu tại những phân khúc trong mảng kinh doanh này.

Trong thực tế, công tác phát triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ không thuộc quyền hạn của Agribank Nghệ An mà là công việc của Hội sở. Agribank Nghệ An chỉ chịu trách nhiệm triển khai áp dụng các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Agribank Nghệ An chưa áp dụng hết các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ vào thực tiễn, do đó, công việc trong thời gian tới là đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.

- Đối với các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn bán lẻ:

Những năm qua, Agribank đã có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền, điều này rất

có lợi cho hoạt động huy động vốn bán lẻ của các chi nhánh, trong đó có Agribank Nghệ An.

Bảng 2.4. Tình hình sản phẩm huy động vốn bán lẻ của Agribank Nghệ An dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình Đơn vị: sản phẩm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Dự kiến 2020

Số lượng sản phẩm đầu năm 5 7 9 11 12

Số lượng sản phẩm cuối năm 6 8 10 11 12

Số lượng sản phẩm tăng thêm trong năm

1 1 1 0

- Số lượng sản phẩm dự kiến

tăng thêm trong năm tiếp theo 2 1 1 1 -

Nguồn: Agribank Nghệ An

Như vậy, trong số 14 sản phẩm huy động vốn bán lẻ từ phía khách hàng cá nhân của Agribank thì Agribank Nghệ An đã triển khai áp dụng được 12 sản phẩm (tính đến hết tháng 12 năm 2019). Việc chưa triển khai hết các sản phẩm huy động vốn là do chi nhánh đánh giá một số sản phẩm chưa phù hợp khi áp dụng trên địa bàn.

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, chi nhánh sẽ lần lượt áp dụng hết các sản phẩm huy động vốn khác. Trong đó, dự kiến cuối năm 2020, chi nhánh sẽ áp dụng thêm 01 sản phẩm.

Agribank Nghệ An đã cho thấy định hướng rõ ràng trong hoạt động dịch vụ NHBL khi liên tục áp dụng các gói sản phẩm mới dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tính riêng trong giai đoạn 2016-2019, chi nhánh đã triển khai áp dụng mới 05 sản phẩm huy động vốn dành cho nhóm khách hàng này.

Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV ), các sản phẩm huy động vốn được Agribank Nghệ An cung cấp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Tình hình sản phẩm huy động vốn bán lẻ của Agribank Nghệ An dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đơn vị: sản phẩm

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Dự kiến 2020

Số lượng sản phẩm đầu năm 3 3 5 5 8

Số lượng sản phẩm cuối năm 3 5 5 7 8

Số lượng sản phẩm tăng thêm

trong năm 0 2 0 2 0

Số lượng sản phẩm dự kiến

tăng thêm trong năm tiếp theo 2 1 2 1 -

Nguồn: Agribank Nghệ An

Qua bảng 2.4 có thể thấy rằng, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An có số lượng khá lớn và có xu hướng ngày càng phát triển nhanh hơn theo guồng quay của nền kinh tế thị trường. Do đó, nếu khai thác được tối đa số doanh nghiệp này thì sẽ đem lại nguồn vốn đáng kể cho hoạt động của chi nhánh. Xác định vấn đề phát triển khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một hướng đi đúng đắn, chi nhánh đã xây dựng lịch trình cụ thể cho việc đa dạng hóa các sản phẩm bán lẻ đối với nhóm khách hàng này. Theo đó, đến hết năm 2020, chi nhánh sẽ triển khai áp dụng toàn bộ sản phẩm huy động vốn đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank (hiện tại ngân hàng có 08 sản phẩm dành cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Mặc dù đã chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn bán lẻ, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì công tác này của Agribank Nghệ An còn một số điểm hạn chế:

+ Đến thời điểm hiện tại, hình thức huy động vốn của Agribank Nghệ An còn đơn điệu, các sản phẩm gửi tiền còn chưa linh hoạt, tiện ích chưa cao, tính liên kết với các sản phẩm DVNHBL khác còn lỏng lẻo.

+ Lãi suất huy động chưa thật linh hoạt và phù hợp với thị trường: Lãi suất tiết kiệm tuy có được điều chỉnh song thường chậm hơn sự thay đổi của giá cả thị trường, có lúc lãi suất tiết kiệm thấp hơn tỷ lệ trượt giá nên chưa khuyến khích người gửi tiền, ngược lại nhiều thời điểm lại cao hơn làm cho ngân hàng không giảm thấp kịp được lãi suất cho vay, là một trong những nguyên nhân gây ứ đọng vốn ngân hàng.

+ Loại tiền huy động còn hạn chế: hàng năm lượng tiền của các kiều bào gửi về Việt Nam khá lớn với nhiều loại ngoại tệ, Agribank Nghệ An chỉ nhận gửi một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO… nên khách hàng muốn gửi tiền tiết kiệm lại phải chuyển đổi sang các đồng ngoại tệ mạnh trên, làm họ mất thời gian, chi phí nên hạn chế việc gửi tiền của khách hàng.

+ Chưa kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn và sử dụng vốn: Huy động vốn của NHTM xuất phát từ việc sử dụng vốn do vậy việc huy động vốn phải trên cơ sở quy mô, cơ cấu của sử dụng vốn. Tuy nhiên việc huy động vốn của Agribank Nghệ An còn mang tính thụ động, nhiều khi tách rời, thậm chí độc lập với quy mô, yêu cầu vốn kinh doanh dẫn tới có thời điểm thừa vốn, có thời điểm thiếu vốn.

- Đối với các sản phẩm, dịch vụ cho vay bán lẻ:

Trong những năm qua, cùng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Agribank cũng đã thực hiện cuộc sang lọc những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để đẩy mạnh đầu tư tín dụng. Điều đó cho thấy, trong những năm qua Agribank Nghệ An đã thực hiện tốt định hướng của mình phát triển mạnh mẽ các DVNHBL hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, các khách hàng là cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.

Bảng 2.6. Tình hình sản phẩm cho vay bán lẻ của Agribank Nghệ An dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình

Đơn vị: sản phẩm

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Dự kiến 2020

Số lượng sản phẩm đầu năm 3 4 5 6 8

Số lượng sản phẩm cuối năm 4 5 6 7 9

Số lượng sản phẩm tăng thêm trong năm

1 2 1 -

1 Số lượng sản phẩm dự kiến

tăng thêm trong năm tiếp theo 1 2 1 1 -

Nguồn: Agribank Nghệ An

Giai đoạn 2020-2025, Agribank Nghệ An dự kiến phát triển mạnh mẽ các sản phẩm cho vay cá nhân, hộ gia đình, trong đó, định hướng phát triển thêm 03 sản phẩm dành cho nhóm khách hàng này và đảm bảo cung cấp đầy đủ 12 sản phẩm của Agribank.

Trong thời gian tới, Agribank chưa có kế hoạch phát triển sản phẩm cho vay mới đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này còn phụ thuộc vào Hội sở.

Xét đối với các sản phẩm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh, hiện nay, tình hình các sản phẩm cho vay bán lẻ của Agribank Nghệ An như sau:

Bảng 2.7. Tình hình sản phẩm cho vay bán lẻ của Agribank Nghệ An dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đơn vị: sản phẩm

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Dự kiến2020

Số lượng sản phẩm đầu năm 2 3 4 5 5

Số lượng sản phẩm cuối năm 3 4 5 5 6

Số lượng sản phẩm tăng thêm

trong năm 1 1 1 0 1

Số lượng sản phẩm dự kiến

tăng thêm trong năm tiếp theo 1 1 1 1 -

Nguồn: Agribank Nghệ An

Hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank Nghệ An trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất khả quan, là mảng dịch vụ quan trọng tạo nên thu nhập

chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên bên cạnh đó, dịch vụ cho vay của Agribank Nghệ An còn một số tồn tại:

+ Các sản phẩm tín dụng nói chung, dịch vụ tín dụng bán lẻ nói riêng còn chưa phong phú, chất lượng sản phẩm dịch vụ còn chưa cao, chưa tạo được sự liên kết đồng bộ giữa dịch vụ tín dụng bán lẻ với các sản phẩm dịch vụ khác nhằm hình thành chuỗi giá trị nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

+ Cơ cấu tín dụng của Agribank Nghệ An cũng đã được thay đổi căn bản để phù hợp với xu hướng phát triển của nội tại nền kinh tế, tuy nhiên Agribank Nghệ An cần tiếp tục có sự sàng lọc khách hàng, tiếp tục giảm tỷ trọng cho vay DNNN, nâng cao tỷ trọng cho vay các khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tài sản bảo đảm chắc chắn, tránh đầu tư tập trung vào một ngành hoặc lĩnh vực quá lớn và giảm dần tỷ lệ cho vay các dự án trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của chi nhánh.

- Đối với các sản phẩm, dịch vụ thanh toán bán lẻ:

+ Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước: Để thực hiện yêu cầu thanh

toán của khách hàng, Agribank Nghệ An có các phương thức thanh toán: Thanh toán nội bộ một ngân hàng, thanh toán giữa các chi nhánh trong nội bộ một hệ thống, thanh toán liên ngân hàng và Kho bạc trong phạm vi khu vực và quốc gia. Cùng với các phương thức thanh toán nói trên, Agribank Nghệ An cũng áp dụng khá đầy đủ các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng…

Trong những năm qua, Agribank Nghệ An đã đạt được những kết quả tốt trong việc thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước. Tốc độ phát triển dịch vụ thanh toán qua các năm tăng trưởng rất nhanh. Có được thành công vượt bậc trong hoạt động thanh toán, nguyên nhân chủ yếu là do Agribank Nghệ An thừa hưởng công nghệ của Agribank trong kỹ thuật liên hàng nội bộ, thanh toán điện tử trong toàn hệ thống. Việc áp dụng thanh toán điện tử đã có tác động mạnh mẽ đến công tác thanh toán, nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thanh toán - mọi hoạt động chuyển tiền đều được thực hiện hoàn tất trong ngày giao dịch.

+ Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế: Hiện nay Agribank Nghệ An

đang áp dụng phương thức thanh toán như thanh toán chuyển tiền (gồm có điện chuyển tiền đến T/T và thư chuyển tiền M/T) thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng, trong đó thanh toán bằng thư tín dụng vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu do tính pháp lý và mức độ an toàn cao trong hoạt động thanh toán của khách hàng.

- Đối với các sản phẩm, dịch vụ thẻ:

Trong những năm qua, Agribank Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh phát triển mảng kinh doanh dịch vụ thẻ, đây là sản phẩm DVNHBL được Agribank Nghệ An xác định là sản phẩm chủ đạo trong tương lai gần, phù hợp với chính sách của Hội sở, với chủ trương của Chính phủ về phát triển hoạt động thanh toán không dung tiền mặt và đây là lĩnh vực đang được các NHTM tích cực thâm nhập nhằm chiếm lĩnh thị phần trong thời gian qua.

Từ khi thành lập đến nay, Agribank Nghệ An đã có những bước tiến dài và vững chắc trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ thanh toán qua POS của Agribank Nghệ An được nâng lên rõ rệt, các chính sách ưu đãi khi mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn, các chương trình hậu mua sắm như quay số trúng thưởng, phương thức trả nợ linh hoạt và lãi suất hấp dẫn trong hệ thống ngân hàng… Tất cả những điều đó đã giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ và POS của Agribank Nghệ An trong những năm qua tạo được sự phát triển bứt phá, tạo được sự tin tưởng mến yêu của khách hàng của chi nhánh ngân hàng.

- Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử:

Trong những năm qua, Agribank đã chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần quan trọng trong việc cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới chứa hàm lượng công nghệ cao. Thừa hưởng chính sách đó của Agribank, Agribank Nghệ An đã triển khai được 03 sản phẩm, dịch vụ mới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w