Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 51)

a. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư. Tình hình và sự thay đổi của môi trường kinh tế tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngân hàng cơ hội kinh doanh, phát triển nhưng cũng tạo ra thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một môi trường kinh tế phát triển, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt tạo điều kiện làm tăng khả năng thanh toán, chi tiêu, gửi tiền của

người dân và nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, trì trệ, thất nghiệp gia tăng, sản xuất kinh doanh không hiệu quả làm nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHBL cũng thấp đi, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng.

Tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xu hướng toàn cầu hóa với sự phát triển của thương mại quốc tế, sự chuyển dịch của dòng vốn tạo điều kiện cho phát triển hoạt động NHBL, là cơ hội để mở rộng thị trường, thiết lập kênh phân phối rộng khắp.

b. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa - xã hội là môi trường quan trọng ảnh hưởng đến dịch vụ NHBL. Khi bắt đầu vào hoạt động NHBL, ngân hàng trước hết phải nghiên cứu một số vấn đề về nhân khẩu học như: tổng dân số, tỉ lệ gia tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính,..) chính sách dân số của vùng, khu vực hay quốc gia để từ đó có được chiến lược cụ thể để phát triển dịch vụ NHBL. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng và xu hướng di dân vào các vùng đô thị là điều kiện thuận lợi cho dịch vụ NHBL phát triển.

Tâm lí và thói quen của người dân sẽ ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và hành vi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ NHBL. Ví dụ ở Việt Nam, người dân quen với sử dụng tiền mặt trong thanh toán, người dân thường mua hàng ở các chợ nhỏ gần đường do vậy dịch vụ thanh toán thẻ chậm phát triển. Ở các nước phát triển, người dân quen với mua hàng tại các siêu thị và sử dụng thẻ thanh toán nên nhu cầu về thanh toán thẻ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh hơn. Yếu tố tâm lí của người dân cũng có tác động lớn tới hành vi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ NHBL. Ví dụ, nếu người dân có tâm lí không tin tưởng vào ngân hàng thì họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà cất giữ dưới dạng tiền mặt, vàng bạc, ngoại tệ,… hoặc khi gửi tiền vào ngân hàng nhưng có thể rút ra ồ ạt khi có tin đồn không tốt về ngân hàng. Tâm lí ngại thay đổi, đổi mới cũng là lực cản cho quá trình sử dụng sản phẩm mới của khách hàng cũng như quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL mới.

Trình độ dân trí thể hiện nhận thức của người dân với sự phát triển kinh tế - xã hội, về công nghệ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHBL.Trình độ

dân trí cao thì khả năng tiếp cận của người dân về công nghệ, cái mới tốt hơn, tạo điều kiện cho sản phẩm mới, những sản phẩm mang tính công nghệ cao phát triển.

c. Môi trường pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên nhất từ luật pháp và cơ quan chức năng của chính phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức mới ví dụ như việc nới lỏng trong quản lý của luật pháp, mở cửa thị trường cho phép thành lập ngân hàng nước ngoài sẽ đặt ngân hàng trước nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Các quy định của luật pháp là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh và hướng dẫn thi hành hoạt động của ngân hàng. Nếu các quy định không đầy đủ, rõ ràng và thiếu tính đồng bộ, nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Ngược lại, một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh sẽ tác động tích cực và trở thành động lực giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

d. Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Thị trường tài chính – ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ, nhưng đồng thời tính cạnh tranh rất cao. Không chỉ các ngân hàng thương mại trong nước cạnh tranh với nhau, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như tổ chức bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện…hay tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài cũng tham gia thị trường và làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt hơn.

Trước sức ép cạnh tranh khiến các ngân hàng muốn tồn tại, phát triển và có vị thế nhất định trong thị trường bắt buộc các ngân hàng phải tạo lợi thế trong kinh doanh như phải huy động được tối đa tiềm lực tài chính, luôn phát triển sản phẩm mới, nhiều tiện ích để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với giá cả thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng, bao gồm khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá, sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh kinh tế, tiền tệ ngân hàng hiện nay.

Những cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm nêu trên là tiền đề và định hướng để luận văn tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w