1.3.2 .Chính sách hoạt độngcho vay
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt độngcho vay khách hàng DNNVV
1.3.3.1. Quy mô cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chỉ tiêu thứ nhất về số lượng khách hàng DNNVV
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng DNNVV phát sinh giao dịch với ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong thời gian nhất định.
Sự gia tăng số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng kỳ này – Số lượng khách hàng kỳ trước.
Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng = ( Số lượng khách hàng kỳ này – Số lượng khách hàng kỳ trước) / Số lượng khách hàng kỳ trước.
Chỉ tiêu thứ hai về dư nợ cho vay khách hàng DNNVV: dư nợ cho vay của
ngân hàng là tổng tiền ngân hàng hiện đang cho khách hàng DNNVV vay tính đến một thời điểm cụ thể. Số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng lên so với kỳ trước là chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển cho vay chính xác nhất. Bởi lợi nhuận mà ngân hàng có được từ hoạt động cho vay trong thời kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứ không phải doanh số cho vay.
Dư nợ kỳ này = Dư nợ kỳ trước + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ.
Trong đó:
+ Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền thực tế mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong kỳ, nó phản anh xu hướng mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của ngân hàng.
+ Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ Số gia tăng dư nợ cho vay = dư nợ cho vay kỳ này – dư nợ cho vay kỳ trước Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay kỳ này = (Dư nợ cho vay kỳ này – dư nợ cho vay kỳ trước) / Dư nợ cho vay kỳ trước
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ của kỳ sau so với kỳ trước. Căn cứ vào trường hợp xảy ra, kết quả cho vay DNNVV được phân chia thành: dư nợ cho vay theo kỳ hạn; dư nợ cho vay theo ngành kinh tế.
1.3.3.2. Thu nhập từ hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chi tiêu này phản ảnh tổng thu nhập đạt được từ hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng. Được tính bằng tổng tiền lãi và phí thu được (nếu có) trừ đi tồn bộ chi phí liên quan để duy trì các khoản cấp tín dụng đó.
1.3.3.3. Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cho vay khác
hàng doanh nghiệp =
Nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp
Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Chỉ tiêu nợ xấu là chỉ số để phân tích thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân hàng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng cho vay của ngân hàng càng kém.
Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng doanh nghiệp =
Nợ quá hạn cho vay khách hàng doan nghiệp Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh
nghiệp
Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Thơng thường thì tỉ lệ nợ q hạn tốt nhất là ở mức <=5%, tỷ lệ này quy định tại Việt Nam là 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỉ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, cịn có những ngân hàng có được tỉ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định.
Về chỉ tiêu nợ quá hạn, số ngày quá hạn càng lớn, khả năng thu hồi khoản nợ của ngân hàng càng giảm. Vì vậy, căn cứ vào số ngày quá hạn thực tế, các khoản nợ được chia thành 5 nhóm với mức độ rủi ro tăng dần như sau:
+ Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại, việc q hạn chỉ có tính chất tạm thời.
+ Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
+ Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
+ Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+ Nhóm 5 - Nợ nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Theo đó, các khoản nợ có thời hạn quá hạn từ 91 ngày trở lên được xếp vào nợ xấu.
Tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ cơ cấu cho vay
khách hàng doanh nghiệp =
Dư nợ cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp Tổng dư nợ cho vay cho vay
khách hàng doanh nghiệp
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc NHTM điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với khoản nợ của khách hàng. Cơ cấu nợ là một trong những biện pháp điều chỉnh tín dụng để đảm bảo khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nợ cơ cấu không được xem là nợ đủ tiêu chuẩn, tùy từng trường hợp sẽ được phân loại vào nợ nhóm 2 đến nhóm 5. NHTM có tỷ lệ nợ cơ cấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao.
Lãi chưa thu ngoại bảng (lãi treo):
Theo quy định về chế độ kế toán tại các NHTM, NHTM được hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại vào Nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, NHTM khơng được tính và hạch tốn lãi phải thu đối với khoản nợ đã phải trích lập dự phịng rủi ro cụ thể kể cả các khoản nợ đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Do đó, phần lãi phải thu này được hạch toán ngoại bảng. Quy định này nhằm đảm bảo xác định thu nhập của ngân hàng một cách thận trọng. Nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng càng cao thì số lãi chưa thu được hạch tốn ngoại bảng càng lớn. Số lãi chưa thu ngoại bảng càng lớn thì chất lượng tín
dụng của ngân hàng càng thấp.
Trích lập dự phịng rủi ro
Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của NHTM. Dự phịng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Số dự phịng rủi ro phải trích càng lớn cho thấy ngân hàng đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh càng cao.