Đánh giá hoạt độngcho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội (Trang 87 - 92)

1.3.2 .Chính sách hoạt độngcho vay

2.5. Đánh giá hoạt độngcho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu

đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội

2.5.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, về nội dung công tác phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV:

- Nghiên cứu thị trường: Được sự hỗ trợ của BIDV trong việc cung cấp các thơng tin ngành, thị trường trên cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng.

- Thực thi chính sách khách hàng: thực hiện khá tốt chính sách chăm sóc và giữu chân khách hàng truyền thống.

- Đánh giá việc hồn thiện cáccơ chế và chính sách cho vay đối với DNNVV: Thực hiện tốt các cơ chế và chính sách hỗ trợ cho vay DNNVV, các chính sách ưu đãi về phí, lãi suất.

- Cơng tác kiểm sốt chất lượng hoạt động cho vay: Chi nhánh tuân thủ khá tốt các quy trình cấp tín dụng và các quy định của pháp luật. Thực hiện khá tốt cơng tác thu hồi nợ có vấn đề.

Thứ hai, về các chỉ tiêu đã đạt được: trong 3 năm vừa qua, thực hiện chur

trương đẩy mạnh bán lẻ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDC, trong đó có hoạt động phát triển cho vay DNNVV,quy mơ cho vay khách hàng DNNVV nhìn chung đã có sự tăng trưởng khá. Cụ thể, đến cuối năm 2019 số lượng khách hàng vay là DNNVV tăng 28%, dư nợ tăng 14%, chất lượng tín dụng ổn định ở mức tỷ lệ nợ xấu 1,05%.

2.5.2. Những hạn chế

Thứ nhất, về nội dung công tác phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN: Nghiên cứu thị trường: BIDC Hà Nội chưa triển khai được các chiến lược

nghiên cứu thị trường dẫn đến tính trạng thiếu thơng tin về tình hình kinh tế xã hội và thị trường tại địa bàn hoạt động thực tế của Chi nhánh.

Thực thi các chính sách khách hàng: Cơng tác tìm kiếm thu hút khách hàng

mới chưa được triển khai một cách có bài bản và thống nhất. Bản thân các cán bộ khách hàng và các cán bộ khác trong chi nhánh chưa chủ động trong cơng tác tìm kiếm khách hàng.

Thứ hai, về các chỉ tiêu còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Tỷ lệ tăng trưởng thị phần cho vay khách hàng DNNVV của BIDC Hà Nội trên địa bàn đặt trụ sở hoạt động chỉ đạt mức tăng từ 1% đến 2% thị phần.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV/Tổng dư nợ tại chi nhánh còn khiêm tốn, chỉ chiếm 28%

- Sự đa dạng về sản phẩm cho vay còn chưa thực sự phong phú. Chi nhánh hiện đang thiếu các sản phẩm tín dụng đặc thù cho một số ngành đang hoạt động rất phát triển tại Hà Nội như Công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu...

- Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đối với các DNNVV của Chi nhánh bị đánh giá là tương đối chặt chẽ, làm hạn chế khơng ít tới khả năng tiếp cận đến những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh tốt.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khối DNNVV, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và sự phát triển chung của nền kinh tế đang và sẽ góp phần thúc đẩy năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Khi đó, nhu cầu về vay ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, mở ra cơ hội phát triển hoạt động cho vay DNNVV cho các NHTM, trong đó có BIDC Hà Nội. Với lợi thế và sự hỗ trợ từ BIDV, BIDC Hà Nội cần tập trung nguồn lực, vận dụng tối đa các chính sách ưu đãi của nhà nước, linh hoạt trong cơng tác cấp tín dụng và tích cực tiếp cận các doanh nghiệp có tiềm năng để phát triển hoạt động cho vay.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ, năng lực cán bộ quản lý khách hàng DNNVV còn nhiều hạn chế

Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng (CBQHKH) tại chi nhánh ít – 12 cán bộ, phải quản lý số lượng lớn các DNNVV. Bình quân một CBQHKH phải quản lý hơn 12 khách hàng là DNNVV. CBQHKH được phân công quản lý nhiều khách hàng khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau, có đặc điểm kinh doanh khơng giống nhau do đó khơng thể đảm bảo CBQHKH hàng thật sự hiểu sâu sắc về doanh nghiệp mình quản lý.

Ngồi ra, do cán bộ quan hệ khách hàng phải đảm nhận khối lượng công việc lớn liên quan đến xác định hạn mức, cho vay theo món, giải ngân, thu nợ, điều chỉnh lãi suất, quản lý tài sản đảm bảo,... nên khơng thể tránh khỏi sai sót. CBQHKH mặc dù được đào tạo về công tác định giá song không được tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ và thiếu kinh nghiệm thực tế.

Thứ hai, chính sách khách hàng và chính sách marketing

Chính sách khách hàng và cơng tác Marketing của chi nhánh chưa thực sự được chú trọng, chưa có chương trình cụ thể đến từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể. Đó là điều cần thiết để tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh chưa có phịng ban chun trách hoạt động marketing về hoạch định chiến lược khách hàng, phân khúc thị trường, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu…

Các khách hàng hiện tại của Ngân hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống, hoặc qua sự giới thiệu của người thân, của những khách hàng cũ, rất ít khách hàng đến từ các chương trình quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng.

Thứ ba, quy trình thủ tục của ngân hàng nhiều khâu, nhiều bước

Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh phải tuân thủ quy trình cho vay của BIDV đã được Hội đồng quản trị BIDV và thống đốc NHNN phê duyệt. Quy trình cho vay nói chung trải qua nhiều khâu, nhiều bước phê duyệt nhằm kiểm soát tối đa rủi ro phát sinh do đó tất yếu khơng tránh khỏi tốn thời gian. Để điều chỉnh quy trình cho vay theo hướng thích hợp hơn với hoạt động của DNNVV cần được sự đồng ý và phê duyệt của Hội sở chính BIDV.

Trong giao dịch với các DNNVV, số lượng giao dịch phát sinh lớn, quy mô từng giao dịch nhỏ nên cán bộ ngân hàng dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, khơng đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các rủi ro trong cho vay với DNNVV thường phát sinh riêng lẻ, khơng có tính hệ thống, gây ra hậu quả không quá nghiêm trọng nên thường không được các cán bộ ngân hàng chú trọng.

Trong cơng tác định giá tài sản đảm bảo, chi phí để thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp thường quá lớn so với giá trị TSĐB của DNNVV do đó, cán bộ ngân hàng là ngượi trực tiếp tiến hành định giá. Định giá TSĐB là một cơng việc địi hỏi phải được

đào tạo chuyên sâu đồng thời thông tin liên quan đến TSĐB thường xuyên phải được cập nhật. Việc định giá tài sản phục vụ cho các mục đích khác nhau như định giá để nhận làm TSĐB, định giá để xác định giá trị bảo hiểm, định giá để mua bán trên thị trường… sẽ sử dụng các công cụ khác nhau và cho kết quả khác nhau.

Thứ tư, năng lực về công nghệ

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động ngân hàng đã được tích cực áp dụng nhưng cịn hạn chế. Tồn bộ thơng tin liên quan đến khách hàng được quản lý tập trung tại phịng quản trị tín dụng và lưu trữ trên hệ thống T24. Hệ thống T24 chỉ thực sự quản lý dữ liệu lịch sử về khách hàng, chưa có hệ thống thống kê, đo lường, dự báo xu hướng tình hình hoạt động tín dụng trong tương lai. Chi nhánh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất để áp dụng các phương pháp định lượng hiện đại như: các mơ hình tốn học, các mơ hình kinh tế lượng nhằm đánh giá, đo lường rủi ro của các khoản vay và của toàn danh mục đầu tư. Chi nhánh đã cố gắng đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao nhằm nâng cao trình độ cơng nghệ cho các QTDN. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ CNTT, việc đầu tư nâng cấp cơng nghệ địi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đi đôi với cơng tác đảm bảo an tồn, an ninh mạng…

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam về ngân hàng chưa hoàn thiện

Hệ thống văn bản chính sách, kinh tế ngành ngân hàng cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế, bản thân cịn nhiều mâu thuẫn. Điều này khiến các NHTM phải chịu sự thiếu minh bạch của thơng tin, các quy chế tài chính kế tốn, hệ thống pháp lý, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác. Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thơng pháp luật cũng đã có sự thay đổi đáng kể nhưng mơi trường pháp lý vẫn cịn chưa phù hợp, chưa đồng bộ và thích hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai,năng lực tài chính của DNNVV cịn hạn chế

Theo thống kê từ chi nhánh cho thấy: Tỷ trọng DNNVV có vốn dưới 5 tỷ chiếm đa số. Trong đó, trên 90% DN nơng nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng; 6%

DN nơng nghiệp có mức vốn 10 - 50 tỷ đồng và chỉ có 1% DN có mức vốn trên 200 tỷ đồng. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng.

Chỉ ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng DNNVV của BIDC Hà Nội là cơ sở để đưa ra những định hướng và những giải pháp cơ bản, cụ thể, đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNNVV. Có như vậy, mới tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của BIDC Hà Nội, thực hiện tốt mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả.

CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CAMPUCHIACHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w