1.3.2 .Chính sách hoạt độngcho vay
2.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia –
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia
Trong những năm gần đây, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, nhiều tập đồn,cơng ty lớn như Tổng cơng ty Viễn thơng Qn đội, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam…”đã đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư vào Campuchia trên các lĩnh vực tài nguyên khống sản, hàng khơng, cơng nghệ thơng tin, nơng nghiệp, góp phần đáng kể gia tăng kim ngạch thương mại, đầu tư giữa hai nước.”
“Trong điều kiện hệ thống tài chính – ngân hàng của Campuchia cịn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển, doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của Campuchia, việc hình thành một tổ chức tài chính đủ lớn của Việt Nam triển khai các hoạt động tài chính – ngân hàng tại Campuchia là hết sức cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng này, đồng thời góp phần phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng, hỗ trợ phát triển kinh tế Campuchia.
Nắm bắt tình hình thực tế đó, trên cơ sở chỉ đạo thống nhất và ủng hộ của Chính phủ hai nước Việt Nam – Campuchia, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC) tại Campuchia để triển khai các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… tại thị trường này, với việc mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh Vượng Campuchia (PIBank), một ngân hàng tư nhân tại Campuchia, tái cơ cấu toàn diện, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia.”
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) chính thức triển khai hoạt động từ 01/09/2009 trên cơ sở văn bản chấp thuận số B7.09.148 ngày 14/8/2009 của Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) về việc đổi tên, tăng vốn điều lệ và chuẩn y nhân sự chủ chốt của Ngân hàng. Ra đời trên cơ sở mua lại và tái cơ cấu toàn diện PIBank, BIDC là pháp nhân ngân hàng độc lập 100% vốn Nhà nước Việt Nam được thành lập và triển khai hoạt động tại thị trường Campuchia, thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ hai nước giao phó, được kỳ vọng sẽ trở thành nhịp cầu vững chắc kết nối thị trường”tài chính – ngân hàng hai nước.”
Bảng 2.1: Một số thông tin về BIDC
Chủ sở hữu
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC), với cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chiếm 100% vốn.
Vốn điều lệ 85 triệu USD.
Sản phẩm, dịch vụ
- Huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…).
- Tín dụng (cho vay, nhận cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá…).
- Dịch vụ ngân hàng hiện đại (thanh tốn điện tử, ATM, thẻ tín dụng…).
- Các dịch vụ khác (bảo quản, cất giữ giấy tờ có giá…).
Mục tiêu khách hàng
- Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại Campuchia.
- Doanh nghiệp, cá nhân Campuchia có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển của nền kinh tế Campuchia, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho tầng lớp thượng lưu Campuchia và mảng cho vay tiêu dùng.
Mục tiêu hoạt động:
- Phục vụ và đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính, tiền tệ thanh tốn của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư Việt Nam – Campuchia, hỗ trợ tài chính, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư của các tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia và các doanh nghiệp Campuchia.
- Kết nối hoạt động buôn bán, đầu tư, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên hai thị trường, góp phần thiết thực phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
- Thực hiện vai trò cầu nối kinh tế, thương mại giữa các nhà đầu tư Campuchia và doanh nghiệp Việt Nam. Kết nối thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính Campuchia.
Hoạt động của BIDC tại Campuchia đã đạt được bước phát triển nổi bật và đáng ghi nhận: là 1 trong 6 Ngân hàng thương mại có quy mơ hàng đầu Campuchia (Tổng tài sản trên 620 triệu USD; Vốn chủ sở hữu 85 triệu USD); năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng gia tăng. BIDC cũng là ngân hàng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng hàng đầu tại Campuchia.
2.1.1.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia - Chi nhánh Hà Nội
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Cambodia – Hanoi Branch
Tên viết tắt: BIDC Hà Nội Vốn điều lệ: 15 triệu USD
Slogan: Be your side, By your hand Logo:
Thực hiện vai trò là cầu nối thanh toán giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia, kết nối liên thông hai hệ thống ngân hàng Việt Nam – Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân hai nước, trong bối cảnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội (BIDC Hà Nội) đã được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 88/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 22/04/2011. Ngày 26/05/2011, BIDC Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với mơ hình là một chi nhánh ngân hàng nước ngồi”.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại BIDC Hà Nội
(Nguồn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia-CN Hà Nội)
« Bộ máy hoạt động của BIDC Hà Nội được chia làm ba khối:
Khối trực tiếp kinh doanh (Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp/cá nhân): là đơn vị kinh doanh, quản lý kênh phân phối sản phẩm của BIDC Hà Nội
cho các khách hàng.
Khối tác nghiệp (Phịng Quản trị tín dụng, Phịng DVKH&QLNQ, Phịng Tài chính kế tốn): là các đơn vị thực hiện công tác tác nghiệp hoạt động của BIDC
Hà Nội nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh cùa BIDC Hà Nội được phản ánh trên hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác.
Khối nội bộ (Phịng Quản lý rủi ro, Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Điện tốn, Văn phịng): là các đơn vị thực hiện các công tác nội bộ và hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của BIDC Hà Nội được thực hiện an toàn và phù hợp với quy định của pháp luật và nội bộ như cơng tác quản lý rủi ro, cơng tác hành chính, quản lý nguồn nhân lực, công tác công nghệ thông tin…).
Bộ máy tổ chức này tương đối nhỏ gọn, phù hợp với quy mô phát triển của BIDC Hà Nội với định hướng tập trung phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất, trong đó đặc biệt phân tách các bộ phận đề xuất (Phòng Quan hệ khách hàng), thẩm định (Phòng Quản lý rủi ro) và giải ngân (Phịng Quản trị tín dụng) khi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm tăng cường quản lý, ngăn ngừa rủi ro cho BIDC Hà Nội