Chỉ tiêu đánh giá hoạt độngcho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDC

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 81)

1.3.2 .Chính sách hoạt độngcho vay

2.3. Thực trạng hoạt độngcho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt độngcho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDC

BIDC Hà Nội

2.3.4.1. Số lượng khách hàng DNNVV

Bảng 2.14: Số lượng khách hàng DNNVV giao dịch tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: Khách hàng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng khách hàng 78 93 112 138 176

Tăng trưởng (%) 18% 20% 24% 28%

(Nguồn: Phòng Dịch vụ KH&QLNQ – BIDC Hà Nội)

Hàng năm, BIDC Hà Nội tổ chức đánh giá các kết quả đạt được trong năm trước và đề ra phương hướng hoạt động cho năm sau. Trong đó, cơng tác phát triển khách hàng ln là quan tâm hàng đầu của lãnh đạo chi nhánh.

Việc tăng trưởng và phát triển số lượng khách hàng DNNVV qua các năm ở BIDC Hà Nội đã thể hiện được sự quyết tâm của chi nhánh trong việc hỗ trợ DNNVV cũng như uy tín của ngân hàng trên địa bàn và tạo được niểm tin đối với nhóm khách hàng DNNVV.

2.3.4.2. Dư nợ từ hoạt động cho vay DNNVV giai đoạn 2015-2019 + Cho vay theo kỳ hạn

Bảng 2.15: Dư nợ cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019 theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 393.76 455.75 553.02 628 873.48 Dư nợ ngắn hạn 228.38 58 273.45 60 337.34 61 401.60 64 567.76 65 Dư nợ trung dài

hạn 165.38 42 182.30 40 215.68 39 225.90 36 305.72 35

Nguồn: Phòng QHKHDN – BIDC Hà Nội

2019 tăng trưởng qua các năm, cả về số tuyệt đối và tương đối, cụ thể: Dư nợ cuối năm 2015 đạt 393.76 tỷ đồng đến cuối năm 2019 đạt 873.78 tỷ đồng, tăng gấp 2,22 lần so với dư nợ thời điểm cuối năm 2015, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 26,4%/năm.

Đạt được kết quả như trên là do trong thời gian qua, BIDC Hà Nội ln chủ động rà sốt cơ cấu danh mục khách hàng DNNVV hiện có, lựa chọn thêm khách hàng mới đủ điều kiện, đúng đối tượng theo chỉ đạo của HSC để cho vay trong giới hạn tín dụng được giao. Ngồi ra, nhóm khách hàng DNNVV luôn được hưởng các mức lãi suất ưu đãi hơn (thường thấp hơn từ 1 - 3%/năm) so với khách hàng khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Qua bảng số liệu cho thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay đối với DNNVV. Việc dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ phù hợp với tình hình hoạt động của DNNVV cũng như chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng. Nguyên nhân do, DNNVV có thời gian quay vịng vốn nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt thông qua khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng dưới hình thức cho vay theo món hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng. Trong khi đó, quy mơ DNNVV nhỏ, năng lực tài chính cịn hạn chế nên ít thực hiện đầu tư lớn để đổi mới cơng nghệ, trang bị máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, việc lập các dự án đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, hiệu quả mang lại chưa cao khiến ngân hàng có tâm lý e ngại khi cấp vốn đầu tư trung, dài hạn cho DNNVV. Chính vì vậy, ngân hàng có xu hướng tăng cường cho vay ngắn hạn, khuyến khích cho vay trung dài hạn ở mức độ nhất định đảm bảo đồng vốn của ngân hàng quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo tính thanh khoản cao, hạn chế rủi ro.

Trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng cho vay DNNVV, BIDC Hà Nội cần chú trọng quản lý dư nợ cho vay theo kỳ hạn, duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn ở mức hợp lý, dưới 30% tổng dư nợ.

+ Cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 2.16 Dư nợ cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019 theo ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 393.76 100 455.75 100 553.02 100 628 100 873.48 100 Thương mại 165.38 42 200.53 44 248.86 45 207.08 33 296.98 34 Xây dựng 129.94 33 159.51 35 176.97 32 269.83 43 393.07 45 Công nghiệp chế biến 59.06 15 54.69 12 77.42 14 100.40 16 131.02 15 Ngành khác 39.38 10 41.02 9 49.77 9 50.20 8 52.41 6

Nguồn: Phòng QHKHDN – BIDC Hà Nội

Dư nợ cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội tập trung ở 3 ngành lớn: công nghiệp chế biến, thương mại và xây dựng.

Trong suốt giai đoan 2015 -2017, dư nợ cho vay ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2018 - 2019 thì dư nợ được chuyển dịch sang lĩnh vực xây lắp tương đối lớn, ở giai đoạn này dư nợ cho vay lĩnh vực xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay thương mại và là lớn nhất trong các lĩnh vực BIDC Hà Nội đầu tư vốn vay. Trong những năm gần đây, lĩnh vực xây lắp có những dấu hiệu chững lại, nguồn vốn thanh toán cho các dự án thường bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cũng đáng báo động đối với BIDC Hà Nội trong việc xem xét xác định cơ cấu tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư vốn vay, bời vì nguồn trả nợ vay trong lĩnh vực xây lắp phụ thuộc lớn vào chủ đầu tư. Một thực tế cho thấy, năm 2010 trở về trước rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp đã lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản do các chủ đầu tư khơng có nguồn vốn thanh tốn, thanh tốn khơng kịp thời… để duy trình hoạt động các doanh nghiệp phải vay ngân hàng rất lớn, có nhiều doanh nghiệp phải đi vay ngoài với lãi suất rất cao.

Đứng thứ hai sau lĩnh vực xây lắp là ngành thương mại, luôn luôn chiếm trên 30% tổng dư nợ. BIDC Hà Nội cũng nên xem xét lại tỷ trọng đầu tư vốn vay đối với lĩnh vực này.

Dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế biến đứng thứ 3 trong tổng dư nợ, dư nợ đối với ngành này không ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối thấp, dao động khoảng từ 12 đến 16% tổng dư nợ.

Ngồi ra cơ cấu dư nợ của chi nhánh cịn có các ngành khác như: dịch vụ ăn uống, khách sạn, thông tin truyền thơng... Dư nợ cho vay các ngành này cũng có sự không ổn định và chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thường là dưới 10% tổng dư nợ.

Nhìn chung, BIDC Hà Nội chưa xây dựng được cơ cấu ngành nghề hợp lý để đa dạng hóa, hạn chế rủi ro, dư nợ tập trung chủ yếu ở 03 ngành chính. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ theo ngành nghề phụ thuộc vào xu hướng thị trường và khả năng tiếp thị của cán bộ khách hàng. Trong giai đoạn tới, chi nhánh cần xây dựng cơ cấu ngành nghề mục tiêu, trong đó ngành cho vay xây lắp là ngành có mức độ rủi ro cao hơn vì vậy việc cho vay cần cẩn trọng và nên giảm dần ở mức độ hợp lý, ngành công nghiệp chế biến cần phải tăng cao hơn so với ngành xây dựng, ngành thương mại, hàng tiêu dùng nên tiếp tục phát huy, duy trì ở mức tỷ trọng cao.

Tóm lại, hoạt động cho vay DNNVV trong giai đoạn 2015 – 2019 của BIDC Hà Nội tăng trưởng tương đối cao (20,8%), cơ cấu dư nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn bằng đồng Việt Nam. Cơ cấu theo kỳ hạn chưa thật sự hợp lý, cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế khơng mang tính ổn định. Trong giai đoạn tới, bên cạnh việc đẩy mạnh dư nợ cho vay DNNVV, BIDC Hà Nội cần xây dựng các tỷ lệ dư nợ cân đối, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho ngân hàng và hạn chế rủi ro.

2.3.4.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV

Tương ứng với cơ cấu cho vay tại BIDC Hà Nội phần lớn là cho vay doanh nghiệp lớn, tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Bảng 2.17: Thu nhập từ cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội năm 2017-2019

Đơn vị: triệu đồng

Đối tượng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lợi nhuận Tỷ trọng Lợi nhuận Tỷ trọng Lợi nhuận Tỷ trọng

Thu nhập từ cho vay

DNNVV 694

3,20

% 1.006 4,38% 1.327

5,20 % Tổng lợi nhuận BIDC Hà

Nội 21.709 100% 22.956 100% 25.508 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDC Hà Nội)

Năm 2019, thu nhập từ cho vay DNNVV đạt 1.327 triệu đồng, chiếm 5,2% trong tổng lợi nhuận, tăng 190% so với năm 2017 là 694 triệu đồng. Trong một vài năm trở lại đây, các chính sách hỗ trơ vốn vay của ngân hàng nhà nước với mức lãi suất ưu đãi đã kích thích sự phát triển của khối các DNNVV, nhưng đồng thời cũng khiến lợi nhuận biên về cho vay của các ngân hàng cũng giảm xuống.

2.3.4.4. Chất lượng cho vay DNNVV

Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.18: Kết quả phân loại dư nợ DNNVV tại BIDC Hà Nộigiai đoạn 2015 – 2019 giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 393.76 100 455.75 100 553.02 100 627.50 100 873.48 100 Nợ nhóm 1 367.77 93.4 418.38 91.8 532.01 96.2 583.6 93 821.07 94 Nợ nhóm 2 25.99 6.6 37.37 8.2 21.01 3.8 38.3 6.1 43.24 4.95 Nợ nhóm 3 - - - - - - 5.6 0.9 6.55 0.75 Nợ nhóm 4 - - - - - - - - - - Nợ nhóm 5 - - - - - - - - 2.62 0.3 Nợ xấu - - - - - - 5.6 0.9 9.17 1.05

Qua kết quả phân loại nợ cho thấy, chất lượng dư nợ cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 tương đối tốt, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng nhỏ và đặc biệt khơng có nợ xấu. Tuy nhiên, giai đoạn 2018 - 2019 đã thấy xuất hiện nợ xấu. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV đang có dấu hiệu xấu.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ cơ cấu

Nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2017 ở mức thấp, ở ngưỡng từ 0.6% đến 0.9% Tuy-nhiên đến năm 2017 - 2019 tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến, ở mức trên 6%. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào một vài doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ cơ cấu

Bảng 2.19: Tình hình nợ quá hạn, nợ cơ cấu trong cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ quá hạn 4,52 0,6 8,14 0,9 9,47 0,9 80,11 6,1 105,06 6,4 Dư nợ cơ cấu 13,57 1,8 19,00 2,1 21,53 2,0 43,34 3,3 67,30 4,1

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro – BIDC Hà Nội

Nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2017 ở mức thấp, ở ngưỡng từ 0.6% đến 0.9% Tuy-nhiên đến năm 2017 - 2019 tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến, ở mức trên 6%. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào một vài doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch.

Bên cạnh đó, nợ cơ cấu giai-đoạn 2015 – 2019 tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Giai đoạn 2015 - 2017, tập trung vào 01 khách hàng là Công ty TNHH Trường An, do hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty gặp khó khăn, nguồn thu không đủ trả các khoản nợ đến hạn, vì vậy BIDC Hà Nội đã cơ cấu tồn diện dự án đầu tư máy móc thiết bị. Đến giai đoạn 2018 - 2019, nợ cơ cấu có dấu hiệu gia tăng, tập trung vào một số đơn vị xây lắp, chủ đầu tư chậm thanh-toán khối lượng ảnh

hưởng đến việc trả nợ ngân hàng.

Từ thực trạng trên cho thấy, chất lượng tín dụng của BIDC Hà Nội đang có dấu hiệu bị đe dọa, một lần nữa cần khẳng định việc chú trọng công tác thẩm định hiện nay của BIDC Hà Nội là vấn đề cấp bách cần tập trung thực hiện để có thể phịng ngừa rủi ro, nhằm giảm thiểu tốn thất có thể xảy ra.

Lãi chưa thu ngoại bảng

Bảng 2.20: Tình hình lãi treo trong cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số dư lãi treo 0,47 0,06 0,78 0,086 0,94 0,08

7 7,23 0,55

10,4

6 0,64

Nguồn: Phòng TCKT – BIDC Hà Nội

Do nợ quá hạn có sự gia tăng dần qua các năm nên lãi treo chưa thu được cũng tăng qua các năm. Thực trạng trên cho thấy, BIDC Hà Nội cần tích cực trong cơng tác xử lý nợ để thu hồi nợ quá hạn và lãi treo. Đồng thời, BIDC Hà Nội cần tăng cường và đặc biệt là có sự thay đổi đối với cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNNVV.

Bảng 2.21: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro trong cho vay DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền %/2015 Số tiền %/2016 Số tiền %/2017 Số tiền %/2018 Số dự phịng phải trích 3.19 3.80 119% 4.54 119% 5.12 113% 9.57 187% Dự phòng chung 2.95 3.42 116% 4.15 121% 4.71 113% 9.15 194% Dự phòng cụ thể 0.24 0.38 158% 0.39 103% 0.41 105% 0.42 102% Số dư quỹ dự phòng 3.19 3.80 119% 4.54 119% 5.12 113% 9.57 187%

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro – BIDC Hà Nội

Cơng-tác trích lập dự-phịng được BIDC Hà Nội tuân thủ thực hiện theo đúng Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN và quy định số 182/2014/BIDC về việc phân loại nợ của BIDC. Hàng năm, 100% số dự phịng rủi ro được trích lập, bao gồm cả dự phịng chung và dự phòng cụ thể. Số dự phòng chung được xác định bằng 0,75% dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Số dự phịng cụ thể được xác định trên cơ sở phân loại khoản vay, định giá tài sản đảm bảo, khả năng phát mại, mức chấp nhận giá trị tài sản để tính số dự phịng rủi ro. Do đó, số dự phịng cụ thể liên quan mật thiết đến việc đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo của khách hàng tại ngân hàng. Tình trạng tài sản đảm bảo cho các khoản vay của DNNVV được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.22: Tình trạng tài sản đảm bảo cho các khoản vay của DNNVV tại BIDC Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 393.76 455.75 553.02 628 873.48 GT TSĐB 386.23 100 429.17 100 523.61 100 613.84 100 866.29 - Bất động sản 243.32 63 281.96 65.7 335.63 64.1 400.84 65.3 580.41 67 - Động sản 81.11 21 81.54 19 104.72 20 115.40 18.8 159.40 18.4 - GTCG 27.81 7.2 27.04 6.3 41.89 8 44.81 7.3 67.57 7.8 - Tài sản khác 33.99 8.8 38.63 9 41.37 7.9 52.79 8.6 58.91 6.8

Nguồn: Phòng QTTD – BIDC Hà Nội

Giá trị tài sản đảm bảo so với dư nợ ngày càng tăng. Năm 2015, giá trị tài sản đảm bảo so với dư nợ chiếm 98%, và tỷ lệ đó năm 2019 tăng lên 99%. Tuy nhiên, ở đây có hiện tượng tỷ lệ tài sản bảo đảm không đạt 100%/tổng dư nợ là do có nhiều khách hàng được xếp loại đủ điều kiện áp dụng cho vay theo chính sách khách hàng về tài sản bảo đảm của BIDC (có một số khách hàng áp dụng tỷ lệ tài sản 50%/dư nợ cho vay và có một số khách hàng áp dụng tỷ lệ 70%/dư nợ cho vay).

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w