1.3.2 .Chính sách hoạt độngcho vay
3.1. Định hướng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng đầu tư và
và phát triển Campuchia – Chi nhánh Hà Nội
3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh
Giai đoạn năm 2020 - 2025 nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Trên địa bàn Hà Nội, nền kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng đổi mới, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Dự kiến tình hình cạnh tranh của các ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt hơn do có thêm một số ngân hàng khác thành lập, để tăng thị phần hoạt động, các ngân hàng đều đưa ra nhiều chính sách chăm sóc khách hàng được quan tâm và chú trọng, chính sách lãi suất, phí cạnh tranh để thu hút, lơi kéo khách hàng, mở rộng thị phần khách hàng.
Do đó, tính hình hoạt động của chi nhánh BIDC Hà Nội trong giai đoạn năm 2020-2025 dự kiến sẽ có nhiều khó khăn, thách thức như dư nợ dự kiến chuyển nợ xấu lớn, lãi dự thu hoạch toán thu nhập dự kiến xuất tốn chuyển lãi treo và khả năng khơng thu được cao; cơng tác xử lý thu hồi nợ xấu khó khăn, tốn nhiều thời gian và nguồn lực tập trung xử lý; áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn, lãi suất huy động vốn thấp, ít cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn; chất lượng cán bộ còn nhiều hạn chế.
BIDC Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn này là tiếp tục nỗ lực tăng trưởng về quy mô và thị phần hoạt động trên địa bàn, gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm sốt chất lượng, an toàn và hiệu quả; nâng cao chất lượng hoạt động các phòng giao dịch, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tập trung thu hồi nợ quá hạn, lãi treo, lãi dự thu nợ nhóm 1, hạn chế không để phát sinh nợ quá hạn mới; xử lý dứt điểm nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu, đảm bảo hoạt động của chi nhánh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ - Có hợp lý, an tồn trong hoạt động kinh doanh, chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý về kỳ hạn - loại tiền - loại hình khách hàng... chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.
Tái cấu trúc hoạt động từng khối khách hàng, trong đó ưu tiên tăng trưởng mạnh quy mơ/hiệu quả hoạt động khối bán lẻ và đẩy mạnh hoạt động khối bán buôn thông qua việc mở rộng cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là DNNVV, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các khách hàng lớn, cho vay các dự án hợp vốn ngồi địa bàn.
Thường xun rà sốt, cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ, tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, nâng dần tỷ trọng dư nợ vay có TSĐB.
Đôn đốc thu hồi, xử lý dứt điểm nợ xấu tiềm ẩn và không phát sinh thêm nợ xấu sau năm 2025;
Đẩy mạnh quy mô huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, tạo lập nền vốn ổn định, tăng trưởng bền vững, tăng cường tiếp cận và tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức để tăng thêm nguồn tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, cải thiện Nim huy động nhằm gia tăng hiệu quả và thị phần trên địa bàn.
Khai thác tối đa nền khách hàng của Chi nhánh để gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, đặc biệt chú trọng nguồn thu từ hoạt động thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh tốn, thu phí dịch vụ từ các hoạt động ngân hàng hiện đại bán kèm, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ để tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ/khách hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm khai thác thế mạnh từ hoạt động thanh toán biên mậu và xuất nhập khẩu.
Đảm bảo tăng thu nhập và lợi nhuận kinh doanh đi đôi với nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo minh bạch, an tồn, hiệu quả. Tăng thu nhập cho cán bộ cơng nhân viên, đảm bảo thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
3.1.2. Định hướng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh
Hoạt động cho vay DNNVV được xem là một trong những mục tiêu quan trọng của BIDC Hà Nội hiện nay. Cùng với những chỉ tiêu chung cần đạt được, BIDC Hà Nội cũng đề ra một số định hướng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNNVV như sau:
Thứ nhất, huy động tối đa nguồn vốn điạ phương, tận dụng hết sức nguồn vốn từ các tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các DNNVV.
Thứ hai, xác định cơng tác khách hàng và tăng trưởng tín dụng bền vững là nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm và xuyên suốt, Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh cho vay trong đó cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng tỷ trọng cho vay DNNVV, kết hợp bán chéo sản phẩm. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các DN có quan hệ kinh tế với Campuchia, các DNNVV có dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thứ ba, bên cạnh đẩy mạnh tăng trưởng thì cơng tác kiểm sốt cũng phải được chú trọng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Tăng cường kiểm sốt chất lượng và phịng ngừa rủi ro tín dụng đặc biệt đối với các khách hàng có dư nợ lớn. Tập trung, tăng cường cơng tác thu hồi và xử lý nợ xấu. Xây dựng lộ trình cụ thể cho từng khách hàng.
3.2. Chủ trương phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.1. Chủ trưởng của Nhà nước
Vai trò của DNNVV đã được thừa nhận rộng rãi khắp nơi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm củ thể cũng như mục tiêu phát triển của từng nước mà xác định chiến lược lâu dài cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Với đặc điểm của kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé và đại bộ phận các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế hiện nay đều là Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhận thức được vấn đề phát triển DNNVV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong thời gian qua, Chính phủ đã khơng ngừng triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, hồn thiện khung pháp lý với những tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, tạo động lực cho doanh nghiệp (DN) phát triển. Điển
hình, trong năm 2014, Chính phủ trình và Quốc hội đã thơng qua Luật Đầu tư và Luật DN (sửa đổi) nhằm tạo sự thay đổi tích cực mơi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật thuế Thu nhập DN và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật/đã được ban hành, tác động tích cực tới cộng đồng DN.
Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo, đôn đốc triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với người dân và DN, xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của cá nhân và DN. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; Nghị quyết số 75/NQ-CP về cắt giảm mức phí, chi phí cho DN; Nghị quyết số 98/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 3/6/2017 của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân... Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, chú trọng công tác trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa (DNNVV).
Để tiếp tục nâng cao hiệu lực pháp lý, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV, tại Kỳ họp thứ 3 Khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14). Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018, với hàng loạt chính sách hỗ trợ cơ bản dành cho các DNNVV như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thơng tin, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, công nghệ... đã tạo bước tiến quan trọng trong cơng tác hồn thiện chính sách hỗ trợ tích cực cho DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn.