Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 27)

Chọn điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến KBTTN Na Hang được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại 4 xã nằm trong KBTTN nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã.

Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình [5]. Để kết quả nghiên cứu một cách khách quan, đề tài chọn điểm nghiên cứu tại 4 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Thanh Tương nằm trong KBTTN Na Hang vì các yếu tố về địa hình, khả năng tiếp cận tương đối đồng nhất.

- Cả 4 xã đều có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có đủ 4 dân tộc đó là dân tộc Tày, Dao, Kinh, H'mông. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt là các hình thức tác động của cộng đồng tới TNR. Dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động phát triển.

- Mỗi xã đại diện cho một điều kiện về giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng:

+ Xã Thanh Tương thuộc diện tương đối thuận lợi về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.

+ Xã Sơn Phú thuộc diện trung bình về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.

+ Xã Khau Tinh và Côn Lôn thuộc diện tương đối khó khăn về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.

- Cả 4 xã đều có đủ các thành phần kinh tế hộ: Hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)