Khí hậu và thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.4. Khí hậu và thuỷ văn

3.1.4.1. Khí hậu

KBTTN Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á Trung Hoa mỗi năm có 2 mùa chính: Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp đến 10C ở vùng núi cao có sương muối. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa lớn tập trung ở mùa này từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.

Nhiệt độ bình quân năm là 220C, nhiệt độ cao nhất mùa hè là 32 - 380C, nhiệt độ thấp nhất mùa đông là 4 - 150C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.700 mm, năm có lượng mưa cao nhất là 2.200 mm, năm có lượng mưa thấp nhất là 1.200 mm. ẩm độ bình quân năm là 86%.

KBTTN Na Hang thường chịu ảnh hưởng bởi gió hang là khu vực biệt lệ ở xã Đức Xuân và gió núi cùng với mùađôngbắc hàng năm và gió mùa đông nam. Gió mùa đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 không khí khô và lạnh, ít mưa lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Gió hang thường xuất hiện vào mùa thu tháng 4 – 5, tâm gió mạnh thổi theo luồng gây thiệt hại lớn về hoa mầu và cây cối. Gió mùa đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo mưa lớn, ẩm độ cao.

Các yếu tố cực đoan: Do địa hình phức tạp núi cao, dốc lớn, biên độ dao động nhiệt lớn, nhiều dạng khí hậu tồn tại theo địa hình độ cao, do đó có ảnh hưởng phức tạp nhiều mặt đến đời sống, sản xuất, giao thông đi lại. Khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, mưa lớn thường gây sạt lở đồi núi, đường giao thông, lũ lớn, mưa đá, gió hang, sương muối ảnh hưởng đến mùa màng, bệnh tật...

3.1.4.2. Thuỷ văn

Trên phạm vi KBTTN Na Hang có 2 con sông chính chảy qua đó là: Sông Gâm đoạn chảy qua khu rừng đặc dụng là 27 km lưu lượng nước mùa cạn là 120 m3/s, mùa lũ 5.500 m3/s. Sông Năng đoạn chảy qua KBTTN Na Hang là 17 km lượng nước ít, có thác hiểm khó khăn trong giao thông đường thuỷ.

Hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thành nhà máy thuỷ điện Na Hang, Tuyên Quang 2007 cốt nước trung bình ở mức 96 mét, tối đa là 120 mét, cả 2 sông sẽ tạo nên 2 nhánh giao thông thuỷ rộng lớn và là tương lai để hình thành khu du lịch sinh thái.

Hệ thống suối gồm 14 suối nhỏ trong rừng đặc dụng, không có giá trị về giao thông. Suối ngắn, dốc, nhiều đoạn chảy ngầm, có giá trị cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Na Hang, tháng 3 năm 2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)