II CP bình quân/
3 Cân đối (C A– B) 0, 1,14 2,94 1,
4.2.5.3. Các nguyên nhân về xã hộ
a) Chính sách KBTTN Na Hang
Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định [25]. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định và phát triển các KBTTN và VQG, nhằm hỗ trợ việc bảo tồn TNR, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cho các đơn vị này.
*) Các chính sách hỗ trợ phát triển KBTTN Na Hang:
Từ khi được thành lập, KBTTN Na Hang đã được hàng loạt các chương trình, dự án của Nhà nước và các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển. Tuy nhiên,
hiệu quả của các chương trình này chưa cao, chưa giải quyết được các nhu cầu thiết yếu của các cộng đồng.
Số liệu từ Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang từ năm 1994 đến năm 2006. Nhà nước đã đầu tư các dự án để hỗ trợ và phát triển KBTTN với số vốn 6,5 tỉ đồng. Bằng các dự án 327 trước kia và nay là dự án 661. Trong đó, từ năm 2000 đến năm 2006 bắt đầu triển khai các hoạt động của dự án 661 với tổng số vốn hơn 3 tỉ đồng bao gồm chi phí cho công tác trồng rừng mới, bảo vệ, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Các dự án này đã cung cấp cây giống, kỹ thuật và vật tư cho người dân, công lao động do các HGĐ tham gia thực hiện. Đây là dự án được cán bộ KBTTN Na Hang và người dân đánh giá là rất có triển vọng. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả cụ thể và chưa có tác dụng nhiều đối với việc giảm thiểu các tác động bất lợi của người dân vào TNR.
Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ chính thức phê duyệt dự án Thuỷ điện Tuyên Quang. Trong đó, chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, với phần thiết kế do Công ty tư vấn xây dựng điện 1 đảm nhiệm và phần thi công do Công ty Sông Đà 9 thực hiện. UBND tỉnh Tuyên Quang chịu trách nhiệm việc đền bù, giải toả mặt bằng và tái định cư cho các HGĐ bị ảnh hưởng. Với tổng số vốn đầu tư là 7.522 tỷ đồng. Sau khi xây dựng xong, thuỷ điện Tuyên Quang sẽ chống lũ, phát điện, cung cấp nước cho vùng hạ lưu các tỉnh Tuyên Quang, Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, việc xây dựng một con đập tại điểm giao nhau giữa hai con sông: Sông Gâm và sông Năng thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Con đập đã làm ngập và biến vùng thượng lưu sông Gâm và sông Năng bao gồm một phần diện tích của KBTTN Na Hang trở thành vùng lòng hồ gây ra những xáo trộn về đa dạng sinh học của KBT như: Thay đổi sinh cảnh, mất và chia cắt môi trường sống của các loài động thực vật, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên giữa con người và các loài động vật hoang dã.
Chính sách giáo đất giao rừng đã được tăng cường thực hiện kể từ khi Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1994 (nay là Nghị định 163/CP ban hành ngày 16/11/1999); Nghị định 01/CP ban hành ngày 04/01/1995; Quyết định 186/2006/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng ra ngày 14/08/2006; Quyết định 178/2001/QĐ - TTg… là những cơ sở pháp lý để Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang tiến hành giao khoán đất và rừng cho các HGĐ.
Đến nay, KBTTN Na Hang đã giao khoán đất và rừng cho 94 HGĐ, con số này mới chỉ chiếm 5,5% tổng số HGĐ trong các xã của KBTTN tham gia. Theo quy định, nhà nước chỉ cấp kinh phí bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đặc dụng trong thời gian 5 năm, vượt quá thời gian trên, người nhận khoán nếu vẫn bảo vệ rừng thì không được nhận tiền công khoán. Trong khi đó, rừng đặc dụng về nguyên tắc không được thu hái LSNG, khai thác lâm sản, tận thu các sản phẩm tỉa thưa. Vì thế, có nguy cơ người nhận khoán lại trở thành người phá rừng nếu họ không được hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, phần lớn các HGĐ cho rằng KBTTN Na Hang chưa đem lại công ăn việc làm và tăng thu nhập cho họ. Các nhà quản lý chưa thu hút được sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn, tách rời công tác bảo tồn TNR ra khỏi các nhu cầu của người dân địa phương. Hiện tại, chính sách lâm nghiệp của KBT tập trung vào bảo tồn và phát triển rừng đặc biệt là rừng tự nhiên. Đây là khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống nhưng lại là nơi cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Vì thế, người dân địa phương không có cơ hội tiếp cận với TNR và được coi là mâu thuẫn giữa một bên là bảo tồn rừng với một bên là giảm nghèo và sinh kế nông thôn. Việc thành lập KBTTN khiến người dân mất đất sản xuất kể cả đất vườn rừng và nơi chăn thả gia súc.
Ngoài ra, KBTTN Na Hang còn được sự đầu tư của các dự án nước ngoài như: Dự án TCP (Bảo vệ voọc mũi hếch), dự án PARC (Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên dựa trên cơ sở sinh thái cảnh quan). Do quỹ môi
trường toàn cầu (GEF), chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ và Bộ nông nghiệp và PTNT thực hiện, với nguồn vốn lên đến hàng tỉ đồng. Trong đó, dự án PARC có số vốn đầu tư lớn nhất 5,015 tỉ đồng từ năm 1999 đến 2004. Với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tại các sinh cảnh bị chia cắt và chịu sự tác động của con người, bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái cảnh quan trong công tác quản lý khu bảo tồn. Nhiều hoạt động đã được phối hợp thực hiện nhằm gắn kết các mục tiêu bảo tồn. Những hoạt động này giúp người dân địa phương nâng cao kiến thức, thúc đẩy các hình thức sinh kế bền vững, tạo ra mối liên kết giữa khu bảo tồn và người dân, tăng cường kỹ năng chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ KBT.
Ngoài ra, tại KBTTN Na Hang còn có một số dự án khác như hỗ trợ vườn cây ăn quả, làm đường đi, vay vốn tín dụng…nhưng vẫn chưa thực sự đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và chưa có tác dụng hạn chế sự tác động bất lợi của người dân tới TNR.
b) Công tác quản lý bảo vệ rừng
Tổ chức có chức năng quản lý bảo vệ rừng KBTTN Na Hang là Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang. Đơn vị này trực thuộc chi Cục kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang hoạt động theo hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ TNR KBTTN Na Hang.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở KBTTN Na Hang hiện nay trực tiếp do Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chi cục kiểm lâm Tuyên Quang. Tổng số biên chế hiện có là 23 người được bố trí thành 3 trạm kiểm lâm và văn phòng hạt. Trong đó, văn phòng hạt có 7 người, Trạm kiểm lâm xã Khau Tinh 4 người, xã Sơn Phú 8 người, xã Thanh Tương 4 người. Tổng số có 16 nhân viên tuần rừng ở 6 chốt tuần rừng do Trạm kiểm lâm các xã và Hạt trực tiếp quản lý và điều hành.
Nhiệm vụ của các trạm kiểm lâm là phối hợp cùng với chính quyền địa phương các xã/thôn bản xây dựng phương án, kế hoạch, biện pháp QLBVR,
quản lý lâm sản, PCCR, xây dựng vốn rừng, đồng thời, tổ chức thực hiện tốt các phương án kế hoạch trên địa bàn mình phụ trách. Tổ chức tuần tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm kê, xác minh tài sản, vật tư kiến trúc của các hộ thuộc diện di dân vùng lòng hồ, duy trì chế độ báo cáo hàng tuần, tháng cho lãnh đạo Hạt.
Theo các báo cáo tổng kết hàng năm của Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang, công tác quản lý bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm đã có nhiều cố gắng, song kết quả đạt được chưa cao. Các vụ vi phạm vẫn còn nhiều và có chiều hướng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Công tác quản lý bảo vệ rừng còn một số tồn tại sau:
+ Địa bàn quản lý rộng, giáp ranh với nhiều địa phương khác nhau. Nước hồ Thuỷ điện Tuyên Quang dâng cao địa hình bị chia cắt mạnh, công tác di dân tái định cư đang diễn ra, một bộ phận không nhỏ người dân đã tái định cư nơi ở mới nay quay lại quê cũ. Đây là những yếu tố không nhỏ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác QLBVR, đặc biệt gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
+ Mặc dù đã được tuyên truyền, ký cam kết BVR nhưng một số ít hộ gia đình ở các thôn bản vùng sâu, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế, thói quen canh tác theo kiểu du canh nên đã phát rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc, vào rừng săn bắt động vật hoang dã.
+ Giá trị kinh tế lâm sản lấy từ rừng tự nhiên ngày càng cao. Đã thúc đẩy người dân địa phương và các đối tượng từ nơi khác đến khai thác, mua bán, vận chuyển để trục lợi bằng nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn, biện pháp tinh vi.
+ Nhu cầu sử dụng lâm sản để phục vụ xây dựng, sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân chưa có gì thay thế. Đại đa số các hộ gia đình đã nhận thức được về sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nhưng chưa có sư quan tâm đầu tư phát triển lâm nghiệp, nên vẫn ỷ nại vào nguồn tài nguyên sẵn có.
+ Công tác giao khoán đất và rừng thực hiện chưa hiệu quả. Một số vụ tranh chấp đất và rừng còn xẩy ra và chưa giải quyết dứt điểm, do trước khi giao khoán không xác định rõ ranh giới. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng đất và rừng đối với hộ nhận khoán còn chưa đúng mức nên một số hộ nhận khoán vẫn lầm tưởng đó là tài sản của riêng họ và chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của bên nhận khoán.
+ Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp về công tác QLBVR ở một số xã chưa thường xuyên, liên tục hoặc chưa kiên quyết, có lúc còn né tránh ỷ nại cho lực lượng chuyên môn (đặc biệt trong công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm...).
+ Công tác tổ chức cán bộ: Có nhiều người năng lực, kinh nghiệm công tác còn yếu, tinh thần trách nhiệm, học tập rèn luyện tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng trong công tác còn hạn chế; tổ chức phối hợp, kiểm tra nắm bắt thông tin tình hình trên địa bàn chất lượng còn thấp, công tác tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn các quy định về QLBVR nội dung chưa sâu, chưa dễ hiểu, công tác phát hiện ngăn chặn lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm chưa kiên quyết. Nên chưa ngăn chặn được triệt để các vụ vi phạm, trước yêu cầu của nhiệm vụ QLBVR trong giai đoạn hiện nay.
c) Tổ chức cộng đồng
Tổ chức cộng đồng là một nhóm người, có thể có hoặc không cùng sở thích, nhu cầu, tầm nhìn, mục tiêu và niềm tin, họ sống trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Các địa bàn lãnh thổ này khác nhau về hệ thống sinh thái, hệ thống chính trị, hành chính văn hoá. Tổ chức cộng đồng còn là một quá trình hoạt động xã hội nhân văn của các nhóm người trong cộng đồng để tạo ra các cấu trúc về những qui tắc chung được nhiều người thừa nhận thông qua việc thực hiện của các đơn vị tổ chức. Đây là loại hình hoạt động có hiệu quả đối với công tác quản lý bảo vệ rừng ở nhiều địa phương [27].
Tại KBTTN Na Hang tồn tại rất nhiều tổ chức cộng đồng, tổ chức của chính phủ cấp thôn bản là Ban quản lý thôn chịu trách nhiệm chính là Trưởng thôn, tổ an ninh thôn bản, các tổ chức chính trị và đoàn thể quần chúng cấp thôn là chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, hội cựu chiến binh. Mặc dù có rất nhiều tổ chức cộng đồng như vậy, nhưng đối với công tác quản lý và bảo vệ TNR lại không thuộc chức năng và nhiệm vụ của họ. Không có một văn bản pháp quy nào của chính quyền cấp trên hay của KBTTN Na Hang quy định hay yêu cầu một tổ chức nào đó có chức năng trong công tác quản lý bảo vệ TNR. Vì vậy, không có một sự can thiệp nào từ phía các tổ chức cộng đồng khi người dân sử dụng TNR. Đây cũng là một phần nguyên nhân mà các thông tin về giao khoán đất và rừng của KBTTN Na Hang không đến được với hầu hết người dân.
d) Thể chế cộng đồng
Thể chế là các quy tắc ứng xử mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ, là cơ chế định ra để đảm bảo sự hoạt động của xã hội hay của tổ chức. Thể chế cộng đồng là những luật tục, lệ tục, hương ước. Đó là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương, được hình thành qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những thể chế cộng đồng này được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng. Thực tế ở nhiều địa phương, các thể chế cộng đồng là những luật tục có tác dụng lớn lao đối với việc quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, góp phần vào công cuộc bảo tồn TNR của toàn xã hội [25].
Tại KBTTN Na Hang, ngoài những văn bản pháp quy của Nhà nước, không còn xuất hiện các thể chế cộng đồng. Sở dĩ không còn các luật tục cộng đồng là do tất cả diện tích rừng tự nhiên đều thuộc quyền quản lý của KBTTN Na Hang và các diện tích đất khác đều được chia cho các hộ gia đình sử dụng,
không có diện tích đất hay rừng nào thuộc quyền quản lý chung của cộng đồng. Vì vậy, không có quy định về quản lý, sử dụng, hình thức xử phạt hay khen thưởng nào đối với mọi hoạt động trong đó có những vi phạm về TNR.
e) Nhận thức của người dân
Kết quả điều tra qua bảng phỏng vấn cho thấy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng. Trong đó, 70,83% HGĐ cho rằng số lượng động thực vật bị khai thác quá mức làm suy giảm TNR, 85,2% HGĐ cho rằng trồng cây lâm nghiệp làm tăng độ màu mỡ của đất, 35,5% HGĐ cho rằng chăn thả gia súc làm ảnh hưởng đến đất đai, TNR, 25,7% HGĐ chỉ ra được tác hại của việc sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV. Nhưng do nhu cầu của cuộc sống ngày càng lớn nên họ vẫn tiếp tục tác động bất lợi tới TNR.
f) Phong tục tập quán
*) Thói quen sử dụng đất rừng: Sử dụng đất trên núi cao để canh tác là thói quen của một số dân tộc thiểu số KBTTN Na Hang. Người H’mông và Dao sống du canh du cư trên núi cao, họ sinh sống nhờ vào các sản phẩm rừng và đất rừng. Khi thực hiện chương trình định canh định cư của Nhà nước, họ được chuyển xuống dưới vùng đất thấp sinh sống, ở đó diện tích đất canh tác nông nghiệp không còn nhiều. Vì vậy, họ vẫn giữ thói quen canh tác trên đất rừng và thu hái các sản phẩm rừng.
Nhiều HGĐ người Kinh di chuyển từ Nam Định, Hà Nam, Cao Bằng,