Tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

3.2.2.2. Tài nguyên rừng.

a) Tài nguyên thực vật ở KBTTN Na Hang

*) Thảm thực vật tự nhiên

- Đai cao trên 800 m:

+ Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi ít bị tác động ở đai cao. + Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi bị tác động mạnh ở đai

cao.

- Đai thấp dưới 800 m:

+ Rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất đá vôi đai độ cao dưới 800 m so với mực nước biển. Bao gồm:

 Rừng thường xanh mưa mùa trên đá vôi ít bị tác động.  Rừng thường xanh mưa mùa trên đá vôi bị tác động mạnh.  Trảng cây bụi thường xanh nhiệt đới đai thấp.

 Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới đai thấp. *) Thảm thực vật nhân tác

- Thảm cây lâm nghiệp: Được sử dụng để canh tác các loài cây trồng lâu năm như bạch đàn, keo lá tràm, mỡ...

+ Đất canh tác hoa màu. + Đất canh tác lúa nước.

- Thảm cây nông nghiệp dài ngày: Đó là tập đoàn những loài cây ăn quả quanh làng. Kết hợp trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp.

*) Cấu trúc phân loại

Hệ thực vật Na Hang bao gồm 1162 loài thuộc 614 chi và 159 họ của 4 ngành: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Gymnospermae, Angiospermae [26].

Các loại có nguy cơ bị tiêu diệt cần được bảo vệ: Hoàng đàn (Cupressus torulosus), Trầm hương (Aquilaria carassna), Nghiến (Burretiodendron tonkinense), Đinh (Markhamia stupulata), Trai lý (Garcinnia fagraoides), Lát hoa (chukrasia tabularis).

*) Giá trị nguồn tài nguyên thực vật

Có 709 loài có giá trị sử dụng chiếm 61,02% số loài của hệ, trong đó số loài được dùng làm thuốc là 558 loài chiếm 48,02%, tổng số loài toàn hệ. Các giá trị khác như: Loài ăn được chiếm 14,37%, gỗ 14,2%, làm cảnh 9,38%, cây ăn quả 6,97%, cây cho dầu công nghiệp 4,3%, cây làm rau ăn 3,96%, thức ăn gia súc 3,44%...[26].

b) Về tài nguyên động vật.

Bước đầu đã thống kê được 90 loài thú, 263 loài chim, 61 loài bò sát, 35 loài ếch nhái và 219 loài bướm. Đáng chú ý nhất trong hệ động vật là loài Voọc mũi hếch cực kỳ quý hiếm của Việt Nam. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài linh trưởng quý hiếm Voọc đen má trắng (Trachipithecus francoissi francoisii), Vượn (Hylobates concolor) [1].

Trong Khu bảo tồn cũng có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Hổ (Felis tigris), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Gấu ngựa (Slenactos thibetanus), Cầy vằn (Chrotogale owstoni) và nhiều loại chim quý như Gà lôi trắng (Lophura nycthymera), Gà tiền (Polypectron gervnaini), Phượng hoàng đất (Buceos bicornis).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)