Hỗ trợ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 94 - 95)

II CP bình quân/

3 Cân đối (C A– B) 0, 1,14 2,94 1,

4.3.4. Hỗ trợ tín dụng

Đất đai, vốn và kỹ thuật là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất của HGĐ. Thiếu vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả là một trong những đặc điểm nổi bật của các hộ dân ở KBTTN Na Hang. Kết quả điểu tra cho thấy bình quân 1 HGĐ tích luỹ được 6,63 triệu đồng/năm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác TNR và các thu nhập khác. Số tiền tích luỹ thấp đã hạn chế khả năng vốn để tái sản xuất mở rộng của các HGĐ. Để đáp ứng đủ vốn cho phát triển sản xuất cho các HGĐ cần có các giải pháp về tạo vốn tập trung theo các hướng sau:

Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các HGĐ: Để phát triển sản xuất các loài cây trồng lâu năm và chăn nuôi đại gia súc thì vốn trở nên trở nên càng bức thiết. Do vậy, cần phải thiết lập các quỹ tín dụng có kiểm soát tại các cơ sở vừa có tác dụng thu hút các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài, vừa nâng dần ý thức vay trả của người dân.

Cải tiến các thủ tục vay vốn: Hướng dẫn các HGĐ đặc biệt là các HGĐ nghèo làm thủ tục vay vốn cho phù hợp, khắc phục những những vướng mắc về điều kiện vay vốn của HGĐ.

Để hộ nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả cần gắn việc vay vốn với việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển nông, lâm nghiệp. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới,

trang bị cho các hộ nông dân kiến thức sản xuất kinh doanh hướng ra thị trường.

Thành lập quỹ tín dụng cộng đồng ở các xã xa chi nhánh ngân hàng, đơn giản hoá điều kiện và thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân dễ dàng gửi vốn khi nhàn rỗi và vay khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)