Kết luận, tồn tại và khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 100 - 104)

II CP bình quân/

Kết luận, tồn tại và khuyến nghị

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu và phân tích các hình thức, mức độ tác động của người dân đến TNR tại KBTTN Na Hang, các nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi đó, đề tài đã rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

Tại KBTTN Na Hang có 4 dân tộc sinh sống, đó là dân tộc Tày, Dao, Kinh và H’mông. Nguồn thu nhập của các HGĐ chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày người dân đã tác động tới TNR dưới nhiều hình thức như:

- Sử dụng tài nguyên rừng.

- Tác động đến TNR bằng phân hoá học và thuốc BVTV. - Tác động đến tài nguyên rừng do các nguyên nhân rủi ro.

Sử dụng TNR là hình thức có tác động bất lợi nhất đến TNR, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học của KBTTN. Các dân tộc khác nhau thì mức độ tác động đến TNR cũng khác nhau:

- Dân tộc H’mông có diện tích đốt nương làm rẫy, khối lượng khai thác củi và tre nứa TB lớn nhất so với các dân tộc khác. Nhưng thu nhập từ các hoạt động trên không có sự chênh lệch đáng kể.

- Khai thác gỗ tập trung nhiều nhất ở dân tộc Tày và thu nhập từ khai thác gỗ cũng lớn nhất so với các dân tộc còn lại.

- Khối lượng khai thác LSNG và số lần chăn thả gia súc trong rừng lớn nhất là dân tộc Dao.

- Dân tộc Kinh sử dụng TNR và có thu nhập từ TNR thấp nhất so với các dân tộc còn lại.

Kết quả tính toán hệ số xác định R để xác lập mối quan hệ của các biến số với tổng thu nhập của các HGĐ, chúng tôi thấy rằng: Tổng thu nhập của các HGĐ trong cả 4 dân tộc có mối quan hệ với việc khai thác TNR. Trong đó: - Dân tộc Tày và H’mông phụ thuộc chặt chẽ nhất vào thu nhập từ nương rẫy. - Dân tộc Dao phụ thuộc chặt chẽ nhất vào thu nhập từ khai thác gỗ.

- Dân tộc Kinh phụ thuộc chặt chẽ nhất vào thu nhập từ khai thác tre nứa. Qua đánh giá, phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí giữa các nhóm HGĐ cho thấy:

- Thu nhập từ khai thác TNR đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng thu nhập của các nhóm hộ. Thu nhập từ khai thác TNR đạt đến 45,38% tổng thu nhập của nhóm hộ I, 46,53% nhóm hộ II và đạt tới 49,96% nhóm hộ III. Tuy nhiên, tất cả những thu nhập từ TNR của người dân đều là các hoạt động bất hợp pháp.

- Chi phí cho sinh hoạt chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của các nhóm hộ. Chi phí sinh hoạt chiếm tỉ trọng tới 69,16% tổng chi phí của nhóm hộ I, 79,16% nhóm hộ II và chiếm tới 82,68% nhóm hộ III. Nhìn chung, các hoạt động sản xuất ở đây chưa được người dân tập trung đầu tư để tương xứng với tiềm năng phát triển.

Khi sử dụng hàm Cobb – Douglass để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến tổng thu nhập của các nhóm hộ cho thấy: Khai thác TNR là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập của cả 3 nhóm hộ.

Các nguyên nhân về kinh tế là những nguyên nhân trực tiếp quyết định tới các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương tới TNR, đều xuất phát từ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó là: Lương thực, tiền mặt và chất đốt. Cơ hội sinh kế, nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế là những yếu tố quan trọng chi phối tới việc lựa chọn loài cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm khai thác trong rừng. Ngoài ra, các nguyên nhân về xã hội như: Chính sách của KBTTN, công tác quản lý bảo vệ rừng, tổ chức cộng đồng, thể chế

cộng đồng, nhận thức của người dân và phong tục tập quán là những nguyên nhân gián tiếp chi phối sự tác động của người dân địa phương tới TNR.

Để góp phần giảm thiểu các tác động bất lợi, tăng cường các tác động có lợi và thu hút người dân tham gia vào quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững TNR của KBTTN Na Hang tỉnh Tuyên Quang, đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp sau:

- Tăng thu nhập qua đa dạng hoá các nguồn thu từ TNR và tạo cơ hội việc làm cho người dân.

- Xây dựng mô hình vườn hộ, nâng cao thu nhập từ diện tích vườn hộ gia đình. - Hỗ trợ thị trường.

- Hỗ trợ tín dụng.

- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông.

- Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ cho chăn nuôi. - Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun tiết kiệm.

- Giao khoán đất và rừng cho những hộ gia đình tự nguyện. - Quản lý và sử dụng hợp lý lâm sản ngoài gỗ.

- Phát triển hệ thống khuyến nông khuyến lâm tới thôn/bản . - Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.

5.2. Tồn Tại

Tác động của người dân đến TNR, trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam là một vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khuôn khổ đề tài thạc sỹ, đề tài mới chỉ nghiên cứu về các yếu tố kinh tế và xã hội chi phối các hình thức, mức độ tác động bất lợi của người dân địa phương tới TNR tại KBTTN Na Hang.

- Chưa đi sâu nghiên cứu các tác động có lợi của người dân đến TNR.

- Chưa đi sâu nghiên cứu các giải pháp về khoa học công nghệ chi phối các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân đến TNR.

- Đề tài chưa đi sâu đánh giá các tác động môi trường đến đa dạng sinh học của KBTTN.

- Đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho các xã nằm trong KBTTN.

5.3. Khuyến nghị

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, không cho phép đề tài giải quyết tất cả các vấn đề liên quan. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có các nghiên cứu tiếp theo là:

- Nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo và sinh kế của người dân sinh sống trong KBTTN Na Hang.

- Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng.

- Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho các xã nằm trong KBTTN.

- Nghiên cứu lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương. - Nghiên cứu lựa chọn các loài cây thuốc trồng dưới tán rừng.

- Nghiên cứu khả năng thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động du lịch.

Thực hiện được những nghiên cứu trên đây, chúng tôi hy vọng có thể giải quyết các vấn đề liên quan giữa KBTTN Na Hang với cộng đồng dân cư sinh sống trong và gần rừng tại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)