Đốt nương làm rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.1. Đốt nương làm rẫy

Đốt nương làm rẫy là phương thức sản xuất lâu đời của một số dân tộc nước ta. Sản xuất nương rẫy gắn liền với việc du canh, du cư làm cho kinh tế kém phát triển, xã hội không ổn định, môi trường sinh thái bị huỷ hoại. Trong đó, đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chính gây nên mất rừng, cháy rừng, đất rừng bị xói mòn, rửa trôi.

Thời gian ĐNLR của dân tộc Tày và Kinh là tương đối giống nhau, họ phát dọn thực bì vào tháng 2, tháng 3 hàng năm, đến tháng 4 thời tiết có mưa, đất ẩm thì bắt đầu gieo hạt. Dân tộc H’mông và Dao có phong tục tập quán sống ở các triền núi cao, diện tích đất đai lớn, thường canh tác nương rẫy theo hình thức du canh quay vòng. Họ tiến hành phát rừng làm nương rẫy vào tháng 8, tháng 9 đây là thời điểm thời tiết hanh khô, ít mưa nên dễ gây ra cháy rừng. Nương rẫy được sử dụng 2 - 3 năm liên tục sau đó bỏ đi phát nương mới.

Bảng 4.1: Mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ

Dân tộc Số hộtham gia Tỉ trọng (%) Số lần ĐNLR TB (Lần/năm) Diện tích NR TB (ha) Thu nhập từ NR TB (Triệu đồng/năm) Tày 28 23,33 1 0,62 1,68 Dao 30 25 1,07 1,02 1,49 Kinh 13 10,84 0,43 0,11 1,13 H'mông 30 25 1,03 0,98 1,32 Cộng: 101 84,16 0,88 0,68 1,41

Hình 4.2: Biểu đồ mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ

Kết quả ở bảng 4.1 và hình 4.2 cho thấy: Trong tổng số 120 HGĐ điều tra có 101 hộ tham gia đốt nương làm rẫy chiếm tỉ trọng 84,16%. Dân tộc H’mông và Dao có số hộ tham gia lớn nhất chiếm tỉ trọng là 25%. Dân tộc Kinh có số hộ tham gia thấp nhất, chiếm tỉ trọng 10,84%. Số lần ĐNLR TB của các dân tộc là 0,88 lần/năm, trong đó dân tộc Dao có số lần ĐNLR TB lớn nhất 1,07 lần/năm và dân tộc Kinh có số lần ĐNLR thấp nhất 0,43 lần/năm. Diện tích nương rẫy TB của các dân tộc có sự chênh lệch rõ nét. Dân tộc Dao có diện tích nương rẫy TB lớn nhất 1,02 ha/hộ, dân tộc Kinh có diện tích nương rẫy TB thấp nhất 0,11 ha/hộ.

Do đặc điểm của phương thức canh tác nương rẫy dân tộc H’mông và Dao là chủ nhân của các hoạt động sản xuất ở vùng dẻo cao. Trên nương rẫy họ thường trồng ngô, lúa nương, táo, lê, đào, mận, lanh và trồng xen canh với các cây ngắn ngày như khoai, rau, lạc, đậu tương...Tuy nhiên, với kỹ thuật canh tác truyền thống, lạc hậu như: tra lỗ bỏ hạt, không làm đất, bón phân nên năng suất và chất lượng các loài cây trồng thấp, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người Tày và người Kinh là chủ nhân của vùng đất thấp. Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, ngô, sắn, nhãn, vải, cam, quýt, chè,

keo, bạch đàn, mỡ và các loài cây ngắn ngày. Với trình độ và kỹ thuật canh tác phát triển cao như: trồng cây theo hàng, rạch, có bón phân và chăm sóc. Mặc dù diện tích canh tác nương rẫy thấp nhưng họ biết kết hợp đầu tư thâm canh các loài cây trồng nhờ đó năng suất và chất lượng cây trồng cao hơn nhiều so với dân tộc H’mông và Dao.

Thu nhập từ nương rẫy đóng góp lớn vào tổng thu nhập của các HGĐ. Bình quân mỗi HGĐ có thu nhập từ nương rẫy là 1,41 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó các HGĐ dân tộc Tày có thu nhập từ nương rẫy TB cao nhất 1,68 triệu đồng/hộ/năm và dân tộc Kinh có thu nhập thấp nhất 1,13 triệu đồng/hộ/năm. Mặc dù, dân tộc H’mông và Dao có diện tích nương rẫy TB lớn hơn dân tộc Tày và Kinh nhưng thu nhập thì không có sự chênh lệch đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)