Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 70)

II CP bình quân/

4.2.5.1. Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR

Để biết được mức độ phụ thuộc giữa tổng thu nhập vào các nhân tố (trong khai thác TNR) đối với từng dân tộc. Đề tài tiến hành tính hệ số xác định R2. ý nghĩa của việc xác định hệ số R2 cho biết có bao nhiêu % biến động của tổng thu nhập được giải thích bởi phương trình hồi quy (đường thẳng, hàm bậc 2, hàm bậc 3…).

Chúng tôi giả sử: Biến phụ thuộc là tổng thu nhập (Y); biến độc lập (X) là thu nhập từ nương rẫy, thu nhập từ khai thác gỗ, thu nhập từ khai thác củi, thu nhập từ tre nứa và thu nhập từ chăn thả gia súc. Với số liệu điều tra của biến X và Y, chúng tôi đã tiến hành so sánh và lựa chọn ra một hàm phù hợp nhất để mô phỏng mối quan hệ này. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa tổng thu nhập với các nhân tố trong khai thác TNR của người dân địa phương KBTTN Na Hang

Các nhân tố Dân tộc Hệ số xác định (R2) Kiểm tra sự tồn tại HSXĐ (Sig F)

Phương trình tương quan

Thu nhập từ nương rẫy Tày 0,910 < 0,05 Y = 14,081 – 5,046X + 5,119X2– 0,756X3 (1) Dao 0,763 < 0,05 Y = 13,709 – 4,153X + 4,091X2– 0,404X3 (2) Kinh 0,701 < 0,05 Y = 14,721 – 2,746X + 1,943X2– 0,10X3 (3) H’mông 0,818 < 0,05 Y = 19,942 – 17,840X + 12,273X2– 1,835X3 (4) Thu nhập từ khai thác gỗ Tày 0,857 < 0,05 Y = 24,023 – 13,081X + 5,125X2– 0,476X3 (5) Dao 0,880 < 0,05 Y = 14,234 – 5,419X + 3,028X2– 0,242X3 (6) Kinh 0,424 < 0,05 Y = 16,380 – 2,072X + 0,167X2+ 0,476X3 (7) H’mông 0,807 < 0,05 Y = 15,379 – 5,552X + 2,626X2– 0,201X3 (8) Thu nhập từ khai thác củi Tày 0,543 < 0,05 Y = - 14,162 + 37,040X + 43,919X2– 5,598X3 (9) Dao 0,803 < 0,05 Y = 34,349 – 46,386X + 25,031X2 (10) Kinh 0,721 < 0,05 Y = 16,42 – 0,238X – 15,97X2+ 15,833X3 (11) H’mông 0,668 < 0,05 Y = 14,569 + 10,038X – 6,227X2+ 4,666X3 (12) Thu nhập từ khai thác tre nứa Tày 0,656 < 0,05 Y = 16,357 – 92,893X + 402,745X2– 376,937X3(13) Dao 0,821 < 0,05 Y = 13,157 – 43,821X + 174,204X2– 118,214X3(14) Kinh 0,864 < 0,05 Y = 14,176 – 19,254X + 56,579X2+ 93,165X3 (15) H’mông 0,681 < 0,05 Y = 13,674 – 49,161X + 183,425X2–126,99X3(16) Thu nhập từ chăn thả gia súc Tày 0,786 < 0,05 Y = 33,569 – 47,690X + 33,776X2– 6,406X3 (17) Dao 0,820 < 0,05 Y = 15,265 – 9,507X + 8,636X2– 1,363X3 (18) Kinh 0,741 < 0,05 Y = 15,563 – 9,207X + 6,118X2– 0,783X3 (19) H’mông 0,644 < 0,05 Y = 11,767 – 0,169X + 1,423X2 (20)

Qua bảng 4.11 cho thấy:

Thu nhập từ nương rẫy và thu nhập từ khai thác gỗ có ảnh hưởng rõ rệt đến tổng thu nhập của các HGĐ dân tộc Tày, thể hiện ở hệ số xác định R2 dao động trong khoảng 0,875 – 0,91. Có nghĩa là 87,5% - 91% biến động của tổng thu nhập các HGĐ Tày được giải thích bởi thu nhập từ nương rẫy và thu nhập từ khai thác gỗ qua phương trình tương quan (1) và (5) bảng 4.11 hay thu nhập

từ nương rẫy và thu nhập từ khai thác gỗ đóng góp lớn vào tổng thu nhập của các HGĐ. Ngoài ra, các HGĐ dân tộc Tày còn có thu nhập từ khai thác củi, tre nứa và chăn thả gia súc. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc vào các yếu tố này chưa rõ rệt vì hệ số xác định chỉ nằm trong khoảng từ 0,543 – 0,786 được giải thích bằng phương trình tương quan (9), (13) và (17) bảng 4.11.

Dân tộc Dao có sự phụ thuộc vào nương rẫy, khai thác gỗ, củi, tre nứa và chăn thả gia súc. Nhưng thu nhập từ khai thác gỗ và tre nứa có mối quan hệ rõ nét hơn cả, thể hiện ở hệ số xác định R2 dao động trong khoảng 0,821 – 0,88. Có nghĩa là 82,1% - 88% biến động của tổng thu nhập các HGĐ dân tộc Dao được giải thích bởi thu nhập từ khai thác gỗ và tre nứa thông qua phương trình tương quan (6) và (14) bảng 4.11.

Thu nhập từ tre nứa có mối quan hệ chặt chẽ với tổng thu nhập của các HGĐ dân tộc Kinh, thể hiện ở hệ số xác định R2 = 0,864. Có nghĩa là 86,4% biến động của tổng thu nhập các HGĐ dân tộc Kinh được giải thích bởi thu nhập từ tre nứa thông qua phương trình tương quan (15) bảng 4.11. Mặc dù diện tích nương rẫy thấp nhất so với 3 dân tộc còn lại nhưng họ lại có nguồn thu tương đối lớn từ canh tác lúa nước, các cây trồng ngắn ngày, cây lâm nghiệp do trình độ canh tác phát triển. Thu nhập từ khai thác gỗ của dân tộc Kinh có hệ số xác định thấp R2 = 0,424. Điều này lý giải rằng: Họ khai thác gỗ với khối lượng nhỏ, tần xuất vào rừng thấp và thường thu mua gỗ từ các dân tộc khác để bán ra bên ngoài.

Dân tộc H’mông có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nương rẫy và khai thác gỗ, thể hiện ở hệ số xác định R2 dao động trong khoảng 0,807 – 0,818. Có nghĩa là 80,7% - 81,8% biến động của tổng thu nhập các HGĐ dân tộc H’mông được giải thích bởi thu nhập từ nương rẫy và thu nhập từ khai thác gỗ qua phương trình tương quan (4) và (8) bảng 4.11. Ngoài ra, các HGĐ dân tộc

H’mông còn có thu nhập từ khai thác củi, tre nứa và chăn thả gia súc. Nhưng sự phụ thuộc vào các yếu tố này là tương đối chặt vì hệ số xác định nằm trong khoảng từ 0,644 – 0,681 và được giải thích bằng phương trình tương quan (12), (16) và (20) bảng 4.11.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy: Tổng thu nhập của các HGĐ tại KBTTN Na Hang có mối quan hệ với các hoạt động khai thác TNR bất hợp pháp như đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ, củi, tre nứa và chăn thả gia súc. Riêng hoạt động khai thác LSNG chúng tôi không đưa vào xác lập mối quan hệ vì kết quả thăm dò các dạng hàm để thiết lập phương trình tương quan cho kết quả Sig F > 0,05 nên hệ số xác định R2không tồn tại. (Xem phụ lục 02, phụ biểu 16, 17, 18, 19).

Căn cứ vào kết quả tính toán hệ số xác định (R2) ở bảng 4.11, chúng tôi đã sắp xếp theo thứ tự mức độ phụ thuộc của các dân tộc nghiên cứu vào các nhân tố trong khai thác TNR.

Bảng 4.12: Mức độ phụ thuộc của 4 dân tộc vào các nhân tố trong khai thác TNR KBTTN Na Hang

Dân tộc

Các nhân tố Tày Dao Kinh H’mông

TN từ nương rẫy 1 5 4 1

TN từ khai thác gỗ 2 1 5 2 TN từ khai thác củi 5 4 3 4 TN từ khai thác tre nứa 4 2 1 3 TN từ chăn thả gia súc 3 3 2 5

Kết quả bảng 4.12 cho thấy:

- Dân tộc Tày và H’mông phụ thuộc chặt chẽ nhất vào thu nhập từ nương rẫy. - Dân tộc Dao phụ thuộc chặt chẽ nhất vào thu nhập từ khai thác gỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)