Cơ cấu thu nhập của người dân địa phương tại KBTTN Na Hang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 62)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Cơ cấu thu nhập của người dân địa phương tại KBTTN Na Hang

Trên cơ sở số liệu điều tra các HGĐ theo 3 nhóm hộ, các chỉ tiêu thu nhập của HGĐ được tính toán và tổng hợp trong bảng 4.8. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ tại KBTTN Na Hang bao gồm 5 nguồn chính: Sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác TNR và thu nhập khác.

Bảng 4.8: Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ tại KBTTN Na Hang

Đơn vị tính: triệu đồng/năm

TT Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Bình quân SL % SL % SL % SL % I Tổng thu nhập 26,20 100 17,30 100 13,23 100 18,91 100 1 SX nông nghiệp 8,36 31,91 4,99 28,84 3,57 26,98 5,64 29,83 2 SX lâm nghiệp 1,68 6,41 0,27 1,56 0,24 1,81 0,73 3,86 3 Chăn nuôi 2,97 11,34 2,13 12,31 2,0 15,12 2,37 12,52 4 Khai thác TNR 11,89 45,38 8,05 46,53 6,61 49,96 8,85 46,80 5 Thu nhập khác 1,30 4,96 1,86 10,75 0,81 6,12 1,32 7,0 II TN bình quân/ 1 nhân khẩu 5,33 3,91 3,11 4,12 III TN bình quân/ 1 lao động 8,32 6,60 5,31 6,74

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

Tổng thu nhập của các nhóm hộ có xu hướng giảm dần từ nhóm hộ I đến nhóm hộ III.

Thu nhập từ khai thác TNR chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của các nhóm hộ, giảm dần từ nhóm hộ I đến nhóm hộ III.

Nhóm hộ I có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cao nhất, thứ hai là nhóm hộ II, nhóm hộ III có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp nhất.

Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp rất thấp, giảm dần từ nhóm hộ I đến nhóm hộ III.

Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch đáng kể.

Thu nhập từ hoạt động khác (làm thuê, nghề phụ, lương, phụ cấp) ở các nhóm hộ có sự chênh lệch, dao động từ 0,81 đến 1,86 triệu đồng/hộ/năm.

Nhóm hộ I có thu nhập bình quân/ 1 nhân khẩu cao nhất, đứng thứ hai là nhóm hộ II, thấp nhất là nhóm hộ III.

Có sự chênh lệch về thu nhập bình quân/ 1 lao động giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ I có thu nhập bình quân/ 1 lao động cao nhất, đứng thứ hai là nhóm hộ II, thấp nhất là nhóm hộ III.

Kết quả phân tích trên cũng cho thấy: Tiềm năng về lao động, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và TNR của các nhóm hộ là rất lớn. Vì vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và TNR cần được khuyến khích phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)