Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 36)

Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Cơ cấu đất đai của KBTTN Na Hang bao gồm có 4 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Tổng diện tích tự nhiên của 4 xã KBTTN 37.298 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp là 2.719,9 ha chiếm 7,29% tổng diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp là 30.916,8 ha chiếm 82,89%.

- Đất phi nông nghiệp là 1.562 ha chiếm 4,19%. - Đất chưa sử dụng là 2.099,3 ha chiếm 5,63%.

Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai các xã trong KBTTN Na Hang

Kết quả trong hình 3.3 và bảng 3.2 cũng cho thấy:

Diện tích đất nông nghiệp của 4 xã trong KBTTN bao gồm đất trồng cây hàng năm có diện tích 1.047,2 ha chiếm tỉ trọng 2,81% tổng diện tích tự nhiên, đất trồng cây lâu năm có diện tích 1.667,1 ha chiếm 4,47%, đất nuôi trồng thủy sản rất thấp có diện tích 5,6 ha chiếm 0,02% chưa đáp ứng được nguồn lương thực cho toàn dân do phân chia đất đai, cơ cấu thôn bản, dân tộc, trình độ sản xuất. Ví dụ như người Tày, Kinh hầu hết sản xuất ở các vùng đất có độ dốc thấp, đủ nước tưới, đảm bảo ánh sáng quang hợp, áp dụng khoa học, đầu tư tốt hơn, cho nên đời sống ổn định hơn. Người Dao, Mông thường ở trên

7.29%82.89% 82.89% 4.19% 5.63% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

núi cao đất dốc, đầu tư thấp, thiếu đất canh tác, khó đầu tư, cho nên đời sống khó khăn, mức sống thấp. Đây cũng là nguyên nhân của việc phá rừng làm đất sản xuất, săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản trái phép làm suy kiệt dần nguồn rừng và điều kiện tự nhiên khác.

Diện tích đất lâm nghiệp trong 4 xã thuộc KBTTN Na Hang đều do Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang quản lý. Bao gồm: Đất rừng đặc dụng là 21.277,7 ha chiếm 57,05% tổng diện tích tự nhiên. Đất rừng phòng hộ là 4.950 ha chiếm 13,27%. Đất rừng sản xuất là 4.689,1 ha chiếm 12,57%. Hàng năm đều được tổ chức trồng mới theo chương trình 327, 661. Do vậy, đất lâm nghiệp dành cho các hộ gia đình sản xuất vườn rừng ít, đất trồng cỏ dành cho chăn nuôi thiếu, đây cũng là nguyên nhân gây xâm hại đến rừng do dân khai thác củi, gỗ, măng và chăn thả gia súc.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã trong KBTTN Na Hang

Đơn vị tính: Ha

TT Mục đích sử dụng đất Tổngcộng

Tỉ trọng

(%)

Diện tích phân theo các xã Côn Lôn Khau Tinh Sơn Phú Thanh Tương Tổng diện tích tự nhiên 37.298 100 5.716 8.500 12.824 10.258 I. Đất nông nghiệp 2.719,9 7,29 535,2 646,9 990,8 547 1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.047,2 2,81 208,2 326,5 203,3 309,2 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.667,1 4,47 326,7 320,1 786,4 233,9 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,6 0,02 0,3 0,3 1,1 3,9

II. Đất lâm nghiệp 30.916,8 82,89 4.515,9 6.908,5 10.453,9 9.038,5

2.1 Đất rừng đặc dụng 21.277,7 57,05 3.456 6.183,2 7.700,3 3.938,22.2 Đất rừng phòng hộ 4.950 13,27 342,6 582,9 972,2 3.052,3 2.2 Đất rừng phòng hộ 4.950 13,27 342,6 582,9 972,2 3.052,3 2.3 Đất rừng sản xuất 4.689,1 12,57 717,3 142,4 1781,4 2048

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)