Tác động đến TNR bằng phân hoá học và thuốc BVT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 58)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3. Tác động đến TNR bằng phân hoá học và thuốc BVT

Do dân số ngày càng tăng, diện tích đất đai có hạn. Người dân phải canh tác nhiều năm trên những diện tích đất cố định, dẫn tới độ màu mỡ của đất giảm, xói mòn mạnh, gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp. Để nâng cao năng suất cây trồng, người dân địa phương phải sử dụng phân bón hoá học. Họ cho rằng: Sử dụng phân bón hoá học có thể tăng độ màu mỡ của đất trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài thì đất bị thoái hoá và khó canh tác.

Bảng 4.7: Mức độ tác động đến TNR bằng phân hoá học và thuốc BVTV

Dân tộc Số hộtham gia Tỉ trọng (%) Khối lượng sử dụng Phân hoá học

TB (Kg/ha/năm) TB (hộp/ha/năm)Thuốc BVTV

Tày 28 23,33 738 6,67

Dao 30 25 1224 9,27

Kinh 15 12,5 151,67 1,67

H’mông 30 25 1180 10,16

Cộng: 103 85,83 823,42 6,94

Hình 4.8: Biểu đồ mức độ tác động đến TNR bằng phân hoá học và thuốc BVTV

Kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.8 cho thấy: Có 85,83% HGĐ sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Các loại phân hoá học họ sử dụng là: Phân tổng hợp NPK, phân đạm, lân, kali, urê. Chúng rất

cần thiết để làm tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu cây trồng không hấp thụ hết thì phân bón hoá học sẽ là nguồn ô nhiễm đối với môi trường đất và nước. Một phần sẽ làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, phần khác sẽ bị rửa trôi ra sông, suối. Thêm vào đó, phân hoá học làm phá hoại kết cấu đất, chết vi sinh vật và thúc đẩy sự khoáng hóa. Bình quân mỗi HGĐ sử dụng 823,42 kg/ha/năm. Khối lượng sử dụng phân hoá học TB của dân tộc Dao là lớn nhất 1224 kg/ha/năm, do diện tích nương rẫy của họ lớn. Khối lượng sử dụng phân hoá học TB của dân tộc Kinh là nhỏ nhất 151,67 kg/ha/năm.

Ngoài ra, người dân còn sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh và diệt trừ cỏ dại cho các loài cây trồng. Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học, khi xâm nhập vào cơ thể với số lượng nhỏ gây ngộ độc hoặc làm cơ thể bị chết. Các loại thuốc BVTV họ thường sử dụng là: Padan 4G, Basudin 10 H, Basudin 50 ND, Bassa 50 BC, Bi 58, Sumition, Monitor 60 DD...Bình quân mỗi HGĐ điều tra sử dụng 6,94 hộp/ha/năm. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn thấp do người dân chưa hiểu biết hết tác dụng cũng như các nguyên tắc và phương pháp sử dụng thuốc BVTV.

Hình 4.9: Biểu đồ sự thay đổi độ màu mỡ của đất rừng

Kết quả điều tra ở hình 4.9 cho thấy: Sự thay đổi rõ rệt về độ màu mỡ của đất rừng trước năm 1991 và hiện nay. Trước năm 1991: Trong 120 HGĐ được phỏng vấn có 45,83% số người cho rằng đất tốt và 35% cho rằng đất xấu, 13,33% cho rằng đất không thay đổi, 5,83% không biết do thời gian quá lâu.

Trước năm 1991 45,83% 35% 13,33% 5,83% Đất tốt Đất xấu Không thay đổi Không biết Hiện nay 20,83% 62,5% 11,67% 5% Đất tốt Đất xấu Không thay đổi

Hiện nay 65% 27,5% 5% 2,5% Tăng nhiều Tăng ít

Không thay đổi Không biết

Nhưng hiện nay, có đến 62,5% số người được hỏi cho rằng đất xấu hơn so với trước đây, 5% trả lời không biết. (Xem phụ lục 02, phụ biểu 01).

Sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp của con người đối với TNR như: Đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật hoang rã, kỹ thuật canh tác lạc hậu là những nguyên nhân làm cho độ màu mỡ của đất rừng ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)