Khai thác các sản phẩm rừng với mục đích hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 54)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.2. Khai thác các sản phẩm rừng với mục đích hàng hoá

a) Khai thác gỗ

Khai thác gỗ trái phép ở các khu rừng đặc dụng trong một thời gian dài là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng. Việc quản lý bảo vệ rừng lỏng lẻo của Ban quản lý, hạt kiểm lâm đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho họ.

Bảng 4.2: Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ Dân tộc Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Số lần KT TB (Lần/năm) Khối lượng KT TB (m3/năm) Thu nhập từ KT gỗ TB (Triệu đồng/năm) Tày 28 23,33 2,66 5,39 2,37 Dao 27 22,50 2,43 4,65 1,97 Kinh 17 14,17 1,33 1,52 0,91 H’mông 29 24,17 2,83 5,22 2,23 Cộng: 101 84,16 2,32 4,19 1,87

Hình 4.3: Biểu đồ mức độ khai thác gỗ của các HGĐ

Qua bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy: Số hộ tham gia khai thác gỗ chiếm tỉ trọng 84,16% tổng số hộ điều tra (101/120 hộ). Trong đó dân tộc H’mông có số hộ tham gia chiếm tỉ trọng cao nhất 24,17% (29/120 hộ), dân tộc Kinh có số hộ tham gia thấp nhất chiếm tỉ trọng 14,17% (17/120 hộ). Số lần khai thác gỗ TB/năm của các HGĐ điều tra là 2,32 lần/năm và dao động từ 1,33 lần/năm của dân tộc Kinh đến 2,83 lần/năm của dân tộc H’mông.

Kết quả điều tra cũng cho thấy người dân địa phương khai thác gỗ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chính họ như làm nhà, đóng đồ dùng, làm chuồng trại, làm dụng cụ sản xuất... Khối lượng khai thác gỗ TB của các HGĐ là 4,19 m3/hộ/năm. Các HGĐ dân tộc Tày có khối lượng khai thác gỗ TB nhiều nhất 5,39 m3/hộ/năm do đặc điểm về nhà ở của người Tày là nhà sàn, được thiết kế có bộ sườn 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà được làm bằng ván gỗ. Dân tộc Kinh có khối lượng khai thác gỗ TB thấp nhất 1,52 m3/hộ/năm. Nhà ở của người H’mông và người Dao có đặc điểm tương đối giống nhau. Họ thường làm nhà sàn hoặc nhà trệt. Những nhà giàu được thiết kế có các cột gỗ, mái lợp ngói, sàn và vách nhà lát ván. Những nhà nghèo chủ yếu làm nhà mái tranh, vách

nứa hoặc đất. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tác động tới việc khai thác gỗ của các HGĐ. Khối lượng khai thác gỗ TB của dân tộc Dao và H’mông dao động từ 4,65 – 5,22 m3/hộ/năm. Tổng khối lượng khai thác gỗ của 101 HGĐ là 423,19 m3/năm.

Ngoài ra, các HGĐ còn khai thác gỗ đem bán. Bao gồm các loại gỗ có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ và được tư thương khuyến khích như: Trai lý (Garcinia fragraeoides), Thiết đinh (Markhamia stipulata), Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Kim giao (Padocarpus henryi), Pơ mu (F. hodginsii), Lim xanh (E. fordii)...Thu nhập từ khai thác gỗ TB của các HGĐ có sự chênh lệch: Dân tộc Tày có thu nhập TB từ khai thác gỗ lớn nhất là 2,37 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Dao và H’mông có thu nhập TB từ khai thác gỗ dao động từ 1,97 đến 2,23 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Kinh có thu nhập TB từ khai thác gỗ thấp nhất 0,91 triệu đồng/hộ/năm. Thu nhập từ khai thác gỗ của 101 HGĐ là 188,87 triệu đồng/năm.

b) Khai thác củi

Củi là nguồn tài nguyên phi gỗ luôn gắn bó với đời sống của người dân KBTTN Na Hang. Họ sử dụng củi cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày để đun, nấu, chăn nuôi và sưởi ấm.

Bảng 4.3: Mức độ khai thác củi của các HGĐ

Dân tộc Số hộtham gia Tỉ trọng (%) Số lần KT TB (Lần/tuần) Khối lượng KT củi TB để bán (Ste/năm) Thu nhập từ KT củi TB (Triệu đồng/năm) Tày 30 25 2,70 17,69 1,06 Dao 30 25 3,76 18,71 1,12 Kinh 30 25 2,0 16,06 0,96 H'mông 30 25 4,23 22,87 1,37 Cộng: 120 100 3,17 18,84 1,13

Hình 4.4: Biểu đồ mức độ khai thác củi của các HGĐ

Kết quả trong bảng 4.3 và hình 4.4 cho thấy: 100% số HGĐ điều tra khai thác củi. Số lần khai thác TB của 120 HGĐ là 3,17 lần/tuần. Trong đó, dân tộc H’mông có số lần khai thác củi TB lớn nhất 4,23 lần/tuần. Dân tộc Kinh có số lần khai thác củi thấp nhất là 2,0 lần/tuần. Số lần khai thác củi TB của dân tộc Tày và Dao dao động từ 2,7 đến 3,76 lần/tuần.

Do tập quán giữ lửa quanh năm của dân tộc H’mông và Dao nên nhu cầu sử dụng củi hàng ngày rất lớn. Để giữ được lửa ngày này qua ngày khác họ thường đốt những cây củi to và chắc. Đặc biệt vào mùa rét từ tháng 10 đến tháng 3, mức độ tiêu thụ củi của hai dân tộc này rất cao, họ không lấy củi để dự trữ, mà dùng khi nào thì lấy khi ấy. Khối lượng củi tiêu thụ lớn nhất là 25 kg/hộ/ngày, nhỏ nhất là 7 kg/hộ/ngày. Nhu cầu sử dụng củi bình quân là 12,90 kg/hộ/ngày. Khối lượng củi được người dân khai thác chủ yếu từ rừng tự nhiên như: cây gẫy, đổ, cành khô, cây khô và củi từ hoạt động ĐNLR. Dân tộc Tày và Kinh chủ yếu sử dụng củi cho sinh hoạt và chăn nuôi. Họ thường lấy củi để phòng mưa, rét vào tháng 8 đến tháng 9.

Ngoài ra, các HGĐ còn khai thác củi để bán. Khối lượng củi khai thác để bán TB của các HGĐ 18,84 ste/hộ/năm. Trong đó, dân tộc H’mông khai thác củi để bán TB lớn nhất 22,87 ste/hộ/năm. Dân tộc Kinh khai thác củi để bán TB

nhỏ nhất 16,06 ste/hộ/năm. Dân tộc Tày và Dao có khối lương củi khai thác để bán TB lần lượt là 17,69 và 18,71 ste/hộ/năm. Tổng khối lượng củi khai thác của 120 HGĐ là 2.260,3 ste/năm. Việc xây dựng đập thuỷ điện Tuyên Quang từ năm 2002 đến nay cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khối lượng khai thác củi của các HGĐ trong KBTTN Na Hang, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho hàng nghìn công nhân xây dựng thuỷ điện. Thị trường tiêu thụ củi các HGĐ chủ yếu ở thị trấn Na Hang. Giá 1 ste củi là 60.000 đồng. Thu nhập bình quân từ khai thác củi của các HGĐ là 1,13 triệu đồng/hộ/năm. Có sự chênh lệch về thu nhập từ khai thác củi giữa các dân tộc. Trong đó, dân tộc H’mông có thu nhập TB từ củi cao nhất 1,37 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Kinh có thu nhập TB từ củi thấp nhất 0,96 triệu đồng/hộ/năm. Thu nhập từ củi của 120 HGĐ là 135.618.000 đồng/năm. Như vậy, có thể nhận thấy khai thác củi là một nguồn thu nhập của người dân địa phương.

c) Khai thác tre nứa

KBTTN Na Hang có diện tích tre nứa khá lớn chủ yếu là các loài như: Vầu, mai, nứa tép...Người dân địa phương khai thác tre nứa để phục vụ cho nhu cầu làm nhà, chuồng trại chăn nuôi, làm tường rào quanh nhà, rào nương rẫy, làm dụng cụ sản xuất như đan sọt, rổ rá...

Bảng 4.4: Mức độ khai thác tre nứa của các HGĐ

Dân tộc Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Số lần KT TB (Lần/tháng) Khối lượng KT để bán TB (tạ/năm) Thu nhập từ KT tre nứa (Triệu đồng/ năm) Tày 23 19,17 2,10 9,76 0,29 Dao 27 22,50 3,23 11,27 0,33 Kinh 20 16,67 1,47 7,30 0,22 H'mông 26 21,66 2,67 11,46 0,34 Cộng: 96 80 2,37 9,95 0,29

Hình 4.5: Biểu đồ mức độ khai thác tre nứa của các HGĐ

Kết quả trong bảng 4.4 và hình 4.5 cho thấy: Số hộ tham gia khai thác tre nứa để bán chiếm tỉ trọng 80% tổng số hộ điều tra (96/120 hộ). Trong đó, dân tộc Dao có số hộ tham gia chiếm tỉ trọng cao nhất 22,50% (27/120 hộ), dân tộc Kinh có số hộ tham gia thấp nhất chiếm tỉ trọng 16,67% (20/120 hộ). Số lần khai thác tre nứa TB của các HGĐ là 2,37 lần/tháng. Trong đó, dân tộc H’mông có số lần khai thác tre nứa TB lớn nhất 3,23 lần/tháng. Dân tộc Kinh có số lần khai thác tre nứa thấp nhất là 1,47 lần/tháng. Số lần khai thác tre nứa TB của dân tộc Tày và Dao dao động từ 2,1 đến 2,67 lần/tháng.

Người dân địa phương khai thác tre nứa thường vào tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Trước năm 2002 người dân chủ yếu khai thác tre nứa cho nhu cầu sử dụng là chính, khai thác để bán với khối lượng ít. Sau năm 2002, khi chính phủ chính thức phê duyệt dự án xây dựng đập thuỷ điện Tuyên Quang thì nhu cầu về chất đốt, làm lán trại, nhà ở, vật liệu xây dựng...để phục vụ sinh hoạt, ăn, ở cho hàng nghìn công nhân xây dựmg ngày càng gia tăng. Do đó, người dân trong KBTTN đã tác động vào rừng mạnh hơn.

Cụ thể là: Khối lượng khai thác tre nứa TB để bán của các HGĐ 9,95 tạ/năm. Trong đó, khối lượng khai thác tre nứa TB để bán của dân tộc H’mông

là lớn nhất 11,46 tạ/năm, thấp nhất là dân tộc Kinh 7,30 tạ/năm. Khối lượng khai thác tre nứa TB để bán của dân tộc Tày và Dao lần lượt là 9,76 và 11,27 tạ/năm. Thu nhập từ khai thác tre nứa TB của các HGĐ có sự chênh lệch: Dân tộc H’mông có thu nhập TB từ khai thác tre nứa lớn nhất 0,34 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Tày và Dao có thu nhập TB từ khai thác tre nứa dao động từ 0,29 đến 0,33 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Kinh có thu nhập TB từ khai thác tre nứa thấp nhất 0,22 triệu đồng/hộ/năm. Tổng khối lượng khai thác tre nứa để bán của 96 HGĐ là 955,2 tạ/năm. Hiện tại giá 1 tạ tre nứa là 30.000 đồng. Vậy thu nhập từ khai thác tre nứa của 96 HGĐ là 28.656.000 đồng/năm.

Kết quả phân tích trên cho thấy: Dân tộc H’mông và Dao khai thác tre nứa với cường độ mạnh hơn so với dân tộc Tày và Kinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học của KBT.

d) Khai thác lâm sản ngoài gỗ

LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó (FAO, 1995). Giá trị kinh tế, xã hội và sinh thái của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, dược liệu, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

Kết quả điều tra ở bảng 4.5 và hình 4.6 cho thấy: Có 90,83% số HGĐ tham gia khai thác LSNG (109/120 hộ). Các HGĐ dân tộc H’mông và Dao có tỉ trọng số hộ tham gia khai thác LSNG lớn hơn so với dân tộc Tày và Kinh. Số lần khai thác LSNG TB của dân tộc H’mông và Dao dao động từ 7,13 đến 8,33 lần/tháng. Lớn hơn nhiều so với số lần khai thác LSNG của dân tộc Kinh và Tày chỉ đạt 2,33 đến 2,93 lần/tháng. Điều đó chứng tỏ, mức độ phụ thuộc vào rừng của dân tộc H’mông và Dao là rất lớn.

Bảng 4.5: Mức độ khai thác LSNG của các HGĐ Dân tộc Số hộtham gia Tỉ trọng (%) Số lần KT TB (Lần/ tháng)

Khối lượng các loại LSNG TB TN từ KT LSNG (Triệu đồng/ năm) Cây làm thuốc (kg/ tháng) Rau măng củ quả (kg/ tháng) Song mây lá cọ (kg/ tháng Mật ong (lít) Săn bắn ĐV (kg/ tháng) Tày 27 22,50 2,93 0 3,43 0,43 0,06 1,33 1,16 Dao 30 25 8,33 0,86 12,4 1,07 0,23 4,33 1,88 Kinh 22 18,33 2,33 0 2,68 0,67 0,07 0 0,76 H'mông 30 25 7,13 0,41 11,5 0,90 0,13 2,17 1,68 Cộng: 109 90,83 5,18 0,32 7,51 0,77 0,12 1,96 1,37

Hình 4.6: Biểu đồ mức độ khai thác LSNG của các HGĐ

Các loại LSNG mà người dân KBTTN Na Hang khai thác là cây thuốc, rau, măng, củ, quả, song, mây, lá cọ, mật ong và săn bắn động vật. Trong đó, khai thác cây thuốc chủ yếu tập trung ở dân tộc H’mông và Dao, khối lượng khai thác TB từ 0,41 đến 0,86 kg/hộ/tháng. Người Dao có nghề truyền thống là làm thuốc nam. Do vậy, các loài cây như: Sa Nhân, cam thảo, hà thủ ô, nhân trần...đã bị người dân khai thác cạn kiệt.

Măng tre, măng đắng, vầu, rau bò khai, rau ngót rừng, rau dớn, một số loại quả rừng như: Trám, sấu...là những loại LSNG phổ biến được người dân ở đây khai thác quanh năm. Khối lượng khai thác TB là 7,51 kg/hộ/tháng. Dân tộc Dao có khối lượng khai thác TB lớn nhất 12,4 kg/hộ/tháng. Dân tộc Kinh có khối lượng khai thác TB thấp nhất 2,68 kg/hộ/tháng.

Ngoài ra, các HGĐ còn khai thác song, mây, lá cọ để đan lát rổ rá, dụng cụ sản xuất, lợp nhà và chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt khai thác mật ong bằng cách hun lửa và đốt không được kiểm soát là một trong những nguyên nhân gây ra cháy rừng.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã là động lực kích thích mạnh mẽ tình trạng săn bắn bên trong KBTTN, là một trong những tác nhân cơ bản làm suy giảm khu hệ động vật hoang dã KBTTN Na Hang. Kết quả điều tra cho thấy: Săn bắn động vật hoang dã chủ yếu tập trung ở dân tộc H’mông và Dao khối lượng săn bắn TB dao động từ 2,17 đến 4,33 kg/hộ/tháng. Dân tộc Tày săn bắn với khối lượng TB thấp 1,33 kg/hộ/tháng. Dân tộc Kinh không săn bắn. Mục đích của việc săn bắn là dùng làm thực phẩm, một phần sử dụng làm dược phẩm và thương mại. Họ dùng súng, đặt bẫy, bắt bằng tay hoặc đào hang hốc để bắt. Những loài động vật bị săn bắn chủ yếu là: Lợn rừng, cầy hương, sóc, tê tê, dúi, các loài chim (Cu gáy, bìm bịp, khướu, chào mào...), rắn, tắc kè...

Giá cả của các loài động vật phụ thuộc vào mức độ quý hiếm, kích cỡ, giá trị sử dụng, tình trạng sức khoẻ của con vật. Giá thịt cầy, hoẵng và lợn rừng dao động từ 50.000 – 120.000 đồng/kg, tắc kè từ 30.000 – 70.000 đồng/con, dúi từ 40.000 – 80.000 đồng/con, bìm bịp từ 50.000 – 100.000 đồng/con. Người dân chỉ cần bán 1 con rắn hoặc 1 con cầy là có thể mua được vài yến gạo.

Kết quả ở bảng 4.5 và hình 4.6 cũng cho thấy: Thu nhập từ khai thác LSNG đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập của các hộ gia đình.

Bình quân mỗi HGĐ thu nhập từ khai thác LSNG là 1,37 triệu đồng/năm. Dân tộc Dao có thu nhập TB từ khai thác LSNG lớn nhất 1,88 triệu đồng/hộ/năm. Dân tộc Kinh có thu nhập TB từ khai thác LSNG thấp nhất 0,76 triệu đồng/hộ/năm.

Từ kết quả phân tích ở trên, có thể nhận định rằng: Việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của người dân sống dựa vào rừng tại KBTTN Na Hang, làm cho tính đa dạng sinh học của LSNG ngày một suy giảm đi nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)