II CP bình quân/
3 Cân đối (C A– B) 0, 1,14 2,94 1,
4.3.9. Quản lý và sử dụng hợp lý lâm sản ngoài gỗ
Kết quả điều tra cho thấy có 90,83% HGĐ tham gia khai thác LSNG (109/120 hộ) tập trung nhiều nhất là các HGĐ người H’mông và Dao. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hợp lý LSNG tại KBTTN Na Hang cần chú ý các vấn đề sau:
- Ưu tiên phát triển các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ có triển vọng trở thành hàng hoá: Bắt đầu từ những loài có khả năng tiêu thụ lớn, có thể trở thành hàng hoá trên thị trường. Các loài cây đề nghị gồm: Mét, Song, Mây, Sa nhân, Nấm linh chi, Hạt dẻ và các loại dược liệu như: Rễ hương lâu, Thiên niên kiện, Bách bộ, Thạch xương bồ...
- Thúc đẩy công tác điều tra phát hiện các giống loài có giá trị kinh tế cao, có thể trở thành hàng hoá; xác định một số loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ có triển vọng.
- Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân: Quản lý và sử dụng hợp lý lâm sản ngoài gỗ nên được bắt đầu ở cộng đồng và được thực hiện bởi chính người dân sở tại, thu hút người dân vào hoạt động sưu tập, gây trồng, nuôi dưỡng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo nên thu nhập cho người dân địa phương.
- Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ: Giới thiệu và quảng bá những điểm có khả năng tiêu thụ nguồn lâm sản ngoài gỗ sản xuất từ khu vực để tạo ra cây cầu nối kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm được các chi phí trung gian. Hiện nay, tại KBTTN Na Hang cần tập trung khuyến khích và tăng cường hiểu biết về các làng nghề thủ công mỹ nghệ (sử dụng nguyên liệu tre nứa và song mây), các trung tâm sản xuất thuốc y học cổ truyền. Đây sẽ là
nguồn tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ rất lớn mà hiện nay hầu hết người dân KBTTN Na Hang chưa tiếp cận được.
- Tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng vào phát triển rừng và lâm sản ngoài gỗ. Sự tham gia của người dân là một yếu tố quan trọng để quản lý rừng, lâm sản ngoài gỗ bền vững, vì chính họ mới thực sự là người chủ sử dụng đất và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, sử dụng tài nguyên trên mảnh đất được giao.
Đặc biệt, nghề thuốc nam của người Dao là một truyền thống cao quý, cần thiết phải gìn giữ và phát triển. Hiện tại, nghề này đang cho thu nhập cao trong HGĐ. Vì vậy, KBTTN Na Hang nên quy hoạch một diện tích rừng tự nhiên để người dân khai thác dược liệu. Để giúp người dân khai thác dược liệu mà vẫn bảo vệ được sự tồn tại của các loài, cần có những quy định rõ ràng và phổ biến kỹ thuật thu hái tới người dân. Mặt khác, KBTTN Na Hang nên nghiên cứu lựa chọn những loài cây thuốc có thể sống dưới tán rừng trồng. Nếu thành công sẽ giảm bớt sức ép về cây thuốc trong rừng tự nhiên.