Năng suất và sản lượng các loại cây trồng và chăn nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

3.2.2.4. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng và chăn nuô

Bảng 3.4: Năng suất và sản lượng cây lương thực trong KBTTN Na Hang

Tên xã Năng suất lúa (tấn/ha)

Sản lượng lúa (tấn)

Năng suất ngô (tấn/ha) Sản lượng ngô (tấn) Côn Lôn 5,1 469,2 3,4 306 Khau Tinh 4,9 343 3,4 255 Sơn Phú 5,4 302,4 3,4 255 Thanh Tương 5,4 734,4 3,6 658,8 Tổng cộng: 20,8 1.849 13,8 1.474,8

Tổng sản lượng lúa của 4 xã KBTTN Na Hang là 1.849 tấn/năm. Bình quân 217 kg/người/năm. Tổng sản lượng ngô là 1.474,8 tấn/năm. Bình quân 174 kg/người/năm. Trong những năm gần đây, nhờ đầu tư vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng giống có năng suất cao và tăng cường dịch vụ khuyến nông năng suất và sản lượng cây trồng đã tăng lên đáng kể. Nông nghiệp đã hướng tới sản xuất hàng hoá, một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, góp phần đáng kể vào nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, nhiều thôn bản vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu đất canh tác hay bỏ đất hoang hoá, không được đầu tư thâm canh. Nhiều HGĐ vẫn phụ thuộc vào khai thác TNR để sinh sống là nguyên nhân tạo nên áp lực cho việc bảo vệ và bảo tồn rừng.

Bảng 3.5: Thống kê số lượng gia súc trong KBTTN Na Hang

Đơn vị tính: con

Tên xã Tổng số Trâu Lợn

Côn Lôn 2.932 722 263 1.709 238 Khau Tinh 2.192 581 99 1.482 30 Sơn Phú 3.324 1.267 374 1.630 53 Thanh Tương 2.694 1.020 87 1.468 119

Tổng cộng: 11.142 3.590 823 6.289 440

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Tổng số gia súc trong KBTTN Na Hang là 11.142 con. Tổng số lợn là 6.289 con, trâu là 3.590 con, bò là 823 con, dê là 440 con. Chăn nuôi gia súc có tầm quan trọng đặc biệt đối với người dân địa phương, nhất là các vùng có độ cao trung bình thấp nơi người Tày, Kinh sinh sống. Gia súc được nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt...Trong đó, trâu là gia súc cho sức kéo và để làm đất. Mặc dù bò cũng được sử dụng làm sức kéo nhưng phần lớn là để lấy thịt. Chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây, song lại được nuôi theo hình thức thả rông vì thế năng suất và sản lượng thấp. Dịch bệnh kéo dài, do thiếu vệ sinh dự phòng, không có vắc xin và cán bộ thú y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)