Tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 59)

III Đất phi nông nghiệp 1.562 4,19 287,9 572 360,7 341,

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4. Tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro

Nhiều hiện tượng rủi ro, không phải là những hoạt động có chủ ý của người dân mà do sự bất cẩn khi làm một việc nào đó gây ra. Tại KBTTN Na Hang, đó chính là các vụ cháy rừng, sạt lở đất đá, lũ quét, hạn hán...

Kết quả điều tra hình 4.10 cho thấy: Trước năm 1991, chỉ có 19,17% ý kiến cho rằng các nguyên nhân rủi ro trên tăng nhiều, có tới 68,33% cho rằng tăng ít, 7,5% cho là không thay đổi, 5% số người trả lời phỏng vấn không biết gì. Đây là thời gian TNR còn nhiều, nên khả năng giữ đất, giữ nước, ngăn cản dòng chảy, hạn chế lũ quét, sạt lở đất đá, hạn hán còn tốt. Nhưng hiện nay, sự gia tăng các nhu cầu cơ bản của con người cần được đáp ứng về ăn, mặc, ở, đị lại...Đi kèm với nó là các hoạt động bất hợp pháp tác động tới TNR. Kết quả điều tra cũng cho thấy: Có tới 65% số người được hỏi cho rằng các nguyên nhân rủi ro trên tăng nhiều hơn, 27,5% cho rằng tăng ít, 5% cho rằng không thay đổi, 2,5% không biết gì. (Xem phụ lục 02, phụ biểu 02).

Hình 4.10: Biểu đồ ý kiến của người dân về sự gia tăng các nguyên nhân rủi ro Trước năm 1991

19,17%

68,33%

7,5% 5% Tăng nhiều

Tăng ít

Không thay đổi Không biết

Sự suy giảm TNR là nguyên nhân làm suy giảm khả năng bảo vệ môi sinh, điều hoà khí hậu, khả năng bảo vệ và hình thành đất của rừng, đặc biệt dẫn tới sự suy giảm về tài nguyên nước.

Kết quả điều tra ở hình 4.11 cho thấy, 76,67% số hộ điều tra cho rằng mực nước các con sông, suối và giếng nước sinh hoạt đều giảm so với thời gian trước năm 1991. Hiện tại có nhiều suối nước cạn và chỉ nhiều nước vào mùa mưa lũ. Các giếng nước đều cạn vào mùa khô. (Xem phụ lục 02, phụ biểu 04).

Hình 4.11: Biểu đồ ý kiến của người dân về sự thay đổi mực nước của các con sông; suối; giếng

Ngoài sự suy giảm về tài nguyên nước, khí hậu trong KBTTN Na Hang cũng đã có những thay đổi rõ rệt. Theo người dân, nhiệt độ trong vùng nóng hơn, mùa khô kéo dài, nhiều ngày không có mưa làm cho ruộng lúa không có nước, nhiều loại cây mới trồng bị chết, năng suất cây trồng thấp kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của người dân địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)