II CP bình quân/
3 Cân đối (C A– B) 0, 1,14 2,94 1,
4.3.3. Hỗ trợ thị trường
Cần cập nhật thông tin thị trường để người dân biết được giá cả các mặt hàng, tránh tình trạng người dân phải mua các vật tư với giá quá đắt, nhất là giống, phân bón, thuốc trừ sâu...Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân bán các sản phẩm của mình làm ra không bị rẻ và bị ép giá.
Nên có cơ sở chế biến để sản xuất các mặt hàng đến tận tay người tiêu dùng tránh qua các khâu trung gian để người nông dân thu lại từ các sản phẩm của mình làm ra cao nhất. Ngoài ra, cơ sở chế biến này còn bảo quản các sản phẩm khi chưa tiêu thụ được, tránh tình trạng sản phẩm hư hỏng.
Nông lâm nghiệp là ngành đầu tư có hiệu quả thấp, tính rủi ro cao vì quá trình sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do vậy, chưa nên thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng như lâm nghiệp và các hoạt động chế biến nông lâm sản trên địa bàn.
Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho HGĐ thì cần mở rộng và phát triển các ngành nghề như thủ công đan lát, dệt thổ cẩm, nuôi ong lấy mật… các ngành nghề này sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi ít vốn phù hợp với tiềm năng nguồn lực hiện có, nguyên vật liệu tại chỗ.
Mặc dù đời sống của người dân đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều thay đổi. Nhưng hầu hết các HGĐ ở KBTTN Na Hang phát
triển sản xuất còn mang tính tự phát, tự sản xuất và tự tiêu thụ, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Để thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như định hướng phát triển sản xuất, các HGĐ trong cần liên kết lại thành các tổ hợp tác hoặc thành các trang trại lớn có tư cách pháp nhân. Chỉ khi nào hình thành nên các trang trại với quy mô đủ lớn thì các hộ nông dân mới có điều kiện phát triển sản xuất vượt khỏi tầm sản xuất manh mún như hiện nay và có điều kiện để tiếp nhận các ưu đãi của Nhà nước về đất đai, thuế, đầu tư tín dụng, lao động, khoa học công nghệ.