Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 30 - 34)

3.1.1 Vị trí địa lý

Núi Ngọc Linh nằm trong toạ độ địa lý khoảng từ 150– 15018’vĩ tuyến Bắc và từ 107041’ – 108001’ kinh tuyến Đông. Đây là khối núi cao nhất Tây Nguyên và cũng có thể coi đây là điểm cuối của dãy Trường Sơn nam, đỉnh cao nhất là Ngọc Linh (2.598m). Ngồi ra cịn một số đỉnh khác cũng cao trên 2.000m là Ngọc Tion (2.032m), Ngọc Lum Heo (2.030m), Ngọc Lepho (2.070m), Ngọc Pa (2.251m) [3].

Xung quanh núi Ngọc Linh về phía Đơng và Đơng nam là tỉnh Quảng Nam có các xã: Trà Cang, Trà Nam và Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My (trước đây là huyện Trà My); về phía Tây là tỉnh Kon Tum có các xã: Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri huyện Tu Mơ Rông (trước đây là huyện Đăk Tô) và các xã Ngọc Linh, Mường Hoong (huyện Đăk Glei).

Việc đốt nương làm rẫy trong một thời gian dài của cộng đồng người dân địa phương đang sinh sống trên dải Trường Sơn nói chung, khu vực núi Ngọc Linh nói riêng đã tàn phá và làm giảm đi một diện tích đáng kể của rừng tự nhiên. Thậm chí nhiều nơi người dân đã khai hoang làm nương rẫy lên tới độ cao 2.000m (Trà Linh - Quảng Nam; Mường Hoong, Ngọc Linh – Kon Tum) và phần lớn là từ 1.700 – 2.000m. Như vậy diện tích rừng tự nhiên, nơi được coi là có điều kiện thuận lợi nhất với sinh trưởng và phát triển của Sâm ngọc linh đã bị thu hẹp. Nhiều điểm ghi nhận có Sâm ngọc linh mọc tự nhiên trước đây ở độ cao từ 1.500 – 1.800m đã khơng cịn (ảnh 3-1).

Xã Trà Linh là một trong những xã vùng sâu vùng xa nhất của huyện Nam Trà My (trước đây là huyện Trà My) tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm huyện mới Nam Trà My 40km và cách thị xã Tam Kỳ 160km. Phía Đơng giáp xã Trà Nam, phía Bắc giáp xã Trà Cang (huyện Nam Trà My); Phía Tây giáp xã Ngọc Linh và một phần

nhỏ xã Mường Hoong (huyện Đắk Glei), phía Nam giáp xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông), tỉnh Kon Tum.

ảnh 3-1. Việc đốt nương làm rẫy khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp.

Nóc Măng Lùng có vị trí cao nhất khơng những ở trong xã Trà Linh mà cịn là nóc có vị trí cao nhất ở trong huyện Nam Trà My và Tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có đường giao thơng nên đi lại hết sức khó khăn. Với độ cao gần 1.800m so với mực nước biển, ngay giáp ranh với biên giới tỉnh Kon Tum (xã Ngọc Lây, xã Ngọc Linh và xã Mường Hoong), Măng Lùng là nơi Trạm dược liệu Trà Linh đang tiến hành công tác bảo tồn và phát triển Sâm ngọc linh [5] (Xem bản đồ - Phụ lục 2).

3.1.2Diện tích, địa hình và đất đai

3.1.2.1 Diện tích

Tổng diện tích xã Trà Linh là 6.300ha, trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp: 148,42ha, chiếm 2,36%.

Diện tích đất lâm nghiệp: 2.962ha, chiếm 47,01%. Diện tích đất chuyên dùng: 8,85ha, chiếm 0,14%. Diện tích đất ở: 5ha, chiếm 0,08%.

Diện tích đất chưa sử dụng: 3.175,72ha, chiếm 50,41%.

(Nguồn: Số liệu do Phòng thống kê huyện Nam Trà My cung cấp tháng 6 năm 2003). 3.1.2.2 Địa hình, đất đai

- Xã Trà Linh nằm dọc theo sườn Đông và Đông nam của núi Ngọc Linh nên địa hình rất phức tạp và có độ dốc lớn. Độ cao so với mặt nước biển từ 1.200m (UBND xã) đến 1.800m (nóc Măng Lùng).

Núi Ngọc Linh chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, sườn phía Đơng dốc và sườn phía Tây ít dốc hơn bởi tiếp xúc dần với cao nguyên Tây Nguyên. Núi được tạo thành bởi quá trình nâng trồi của đá trầm tích biển và đá granit xâm thực. Đất có độ pH hơi chua từ 4,5 – 5,0.

3.1.3Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu:

Nằm trong vành đai có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nhưng vùng núi Ngọc Linh lại thiên về khí hậu nhiệt đới núi cao và có phần ảnh hưởng bởi chế độ mưa mùa ở Miền Nam. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 150Cđến 200C và nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất dưới 150C (đôi khi dưới 100C về ban đêm; Phía trên đỉnh có thể có nhiệt độ thấp hơn nữa). Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11.ởsườn Đơng trung bình từ 2.500 – 3.500mm/năm, cịn ở sườn Tây phía tỉnh Kon Tum có lượng mưa thấp hơn. Tuy nhiên, do là một khối núi cao, lớp phủ thực vật còn nhiều nên từ độ cao trên 1.700m thường có mây mù. Độ ẩm khơng khí trung bình từ 75% (mùa khơ) đến 85% hoặc hơn (về mùa mưa).

* Thuỷ văn:

Hệ thống sông suối bắt nguồn từ Ngọc Linh khá phong phú. ở sườn Tây (phía tỉnh Kon Tum) là thượng nguồn của 3 hệ thống sơng chính là các sông Đăk Mek, Đăk Pu Ko và Đăk Plo. Sông Đăk Mek chảy về hướng Bắc là tỉnh Quảng Nam và nhập với sông Đăk Sê đổ ra biển Đông ở Thành phố Đà Nẵng. Sông Đăk Pu Ko chảy về hướng Nam đi qua tỉnh Kon Tum, là một trong những nguồn nước quan trọng cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Ya Ly. Sông Đăk Plo chảy về hướng Tây đổ vào đất Lào cung cấp một phần nước cho sông Mê Kông [3],[15].

ở sườn Đơng và Đơng Nam (phía tỉnh Quảng Nam) là thượng nguồn của 2 sơng chính là sơng Tranh và sơng Leng. Sơng Tranh bắt nguồn từ phía Nam, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Thu Bồn, đây cũng là một sông quan trọng của tỉnh Quảng Nam. Sơng Leng bắt nguồn từ phía Tây Bắc, là một chi lưu của sông Tranh. Song, đáng lưu ý là hệ thống sông suối ở sườn Đông cũng như sườn Tây thường ngắn, hẹp, dốc và có dịng chảy nhanh. Nước trong hầu hết các sơng đều lên xuống thất thường (nhất là phía sườn Tây), gây ra lũ qt, sạt lở, sói mịn, rửa trơi về mùa mưa và khơ cạn vào mùa khơ. Điều này dẫn tới khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp cũng như canh tác nương rẫy của người dân trong vùng.

Nóc Măng Lùng, thuộc thơn 2, xã Trà Linh và khu vực vườn sâm có tới 10 con suối lớn nhỏ cùng chảy theo hướng Đông về sông Tranh nhưng vào mùa khơ rất ít khi cạn nước. (Xem bản đồ – Phụ lục 2)

* Gió:

Chủ yếu là gió mùa Đơng Nam mát và ẩm, ít khi chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng (do nằm ở sườn Đơng và Đơng Nam).

Với đặc điểm khí hậu như vậy có thể nói là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác tạo giống cũng như phát triển trồng Sâm ngọc linh, đặc biệt là trong giai đoạn chăm sóc hạt giống sau khi gieo. Đây cũng chính là sự thuận lợi nhưng khác biệt so với điểm bảo tồn Sâm ngọc linh tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) có lượng mưa, độ ẩm và số tháng khơ hạn nhiều hơn do nằm ở phía sườn Tây của núi Ngọc Linh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)