Vài nét về trồng Sâm ngọc linh dưới tán rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 74 - 77)

+ Chọn nơi trồng:

Chọn những nơi rừng còn tương đối nguyên sinh, có độ tàn che từ 70 đến 90%, độ cao từ 1.800m trở lên. Rừng ẩm và có tầng thảm mục dày, có độ dốc dưới 300và hướng phơi là hướng Đông hoặc Đông nam.

+ Thu dọn tầng thảm mục và chuẩn bị đất:

Dọn sạch thực bì, chỉ để lại cây gỗ nhỡ và gỗ lớn. Sau đó cuốc và nhặt bỏ rễ cây rồi lên luống. Kích thước luống thường rộng 1,2 – 1,4m; dài tuỳ theo từng địa hình khu vực trồng. Nếu độ dốc lớn thì làm luống dọc, nếu độ dốc khơng lớn hoặc

địa hình tương đối bằng phẳng có thể lên luống ngang theo đường đồng mức. Chiều cao luống từ 30 – 40cm. Mặt luống thường được san gạt cho phẳng và làm đất nhỏ.

+ Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng thích hợp nhất là cuối mùa sinh trưởng, nghĩa là từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch (đối với cây giống từ hạt có thể trồng vào cuối tháng 8 bởi cây lụi sớm).

+ Cách trồng:

Đào hố rộng 30 x 30cm và sâu 20cm; khoảng cách giữa các hố 30 – 40cm (với luống rộng 1,2 – 1,4 m thì mỗi hàng là 3 hố). Bổ sung thêm mùn núi vào từ 1 - 2kg/hố.

Dùng tay ấn nhẹ để tạo hố sau đó đặt cây giống vào theo chiều thẳng đứng, gạt mùn lấp sâu phần củ từ 3-5 cm, sau đó gạt thêm phần đất tơi lên trên (mục đích cho mùn nằm trong đất để tránh bị khô), lèn chặt gốc.

Với luống rộng 1,2 - 1,4m thì cứ 2 người làm song song (hai bên mép luống). Làm như vậy để tránh dẫm lên luống.

+ Chăm sóc:

Bao gồm làm cỏ, dọn vệ sinh. Cơng việc này chủ yếu phải làm bằng tay, nhổ bỏ cây tái sinh, cây bụi và nhặt cành khô, lá rụng cũng như hạt (quả) những cây rừng tầng trên rơi xuống. Thường tiến hành ít nhất 1 tháng/lần, vào mùa mưa thì phải nhiều hơn (1tuần/1lần).

Hàng năm bón mùn bổ sung bằng cách rải đều mùn lên bề mặt luống vào sau mùa thu hoạch quả chín (giai đoạn cây ngủ đơng).

Việc theo dõi và kiểm tra thường xuyên cũng sẽ giúp phát hiện sâu bệnh sớm hơn và có biện pháp phịng trừ hiệu quả hơn.

+ Bảo vệ:

Chủ yếu là hệ thống hàng rào bảo vệ chống thú lớn, chim và thú nhỏ ăn hạt, cây mầm. Đặc biệt thường xuyên phải tuần tra canh giữ vì ở Ngọc Linh có hiện tượng sâm bị nhổ trộm nhiều lần.

+ Thu hoạch:

Sâm ngọc linh trồng bán tự nhiên sau 7 năm có thể thu hoạch, hiện tại chưa rõ năng xuất nhưng chúng tơi ước tính với mật độ trồng từ 45.000 cây đến 60.000cây/1ha có thể cho từ 2.700kg đến 3.600kg củ tươi/1ha.

Chú ý: Khoảng cách giữa các luống từ 40 - 60cm (vừa làm lối đi chăm sóc, vừa làm đường thốt nước nhỏ), xung quanh vườn nên có hào chắn để thốt nước khi có mưa lớn (ảnh 8 – Phần phụ lục 1).

Trong vài năm trở lại đây (từ năm 2002), việc trồng sâm tại chỗ ở núi Ngọc Linh, bao gồm cả phía tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum đều thực hiện theo phương thức này. Nếu tính cả diện tích do người dân được phát giống để trồng thì tổng số hiện có khoảng gần 6 ha (Kon Tum gần 2ha; Quảng Nam gần 4ha) sâm từ 1 – 4 tuổi (khơng tính diện tích vườn giống gốc).

Với phương châm phát triển trồng sâm của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, trong tương lai vùng núi Ngọc Linh sẽ trở thành vùng sản xuất sâm ở nước ta, với qui mô lên tới hàng trăm héc ta. Được biết cách trồng Sâm ngọc linh dưới dàn mái che hiện đang được tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Dược Liệu để thực nghiệm.

Chương 5

Kết luận và khuyến nghị

Sau nhiều năm tìm hiểu, điều tra khảo sát và nghiên cứu về đặc tính sinh học của cây Sâm ngọc linh (từ đầu năm 2000). Bằng nhiều thí nghiệm về tạo giống từ hạt, từ đầu mầm thân rễ (củ) chúng tôi đi đến những kết luận và một số khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)