Điều kiện kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 34 - 37)

3.2.1Dân số, dân tộc

- Trà Linh là xã nằm trong diện khó khăn của huyện Nam Trà My, được chính phủ đưa vào hỗ trợ của chương trình 135. Hệ thống giao thơng đi lại rất khó khăn, khơng có đường ơ tơ từ trung tâm huyện đến xã. Khoảng cách giữa các thôn trong xã lớn nên người dân chủ yếu là đi bộ, đường dốc và qua sông suối nhiều. Hơn nữa là xã cao nhất trong huyện Nam Trà My nên tuy mật độ dân số có ít hơn các xã khác nhưng thành phần dân tộc chủ yếu lại là người Xê Đăng và tỷ lệ hộ đói nghèo lại rất cao. Tính trung bình cho tồn xã (với 4 thơn) thì tỷ lệ hộ đói nghèo đã chiếm tới trên 50% (Bảng 3-1).

Nóc Măng Lùng cùng với 4 nóc khác (Lơng Mu, Tăk Ngo, Con Pin I, Con Pin II) thuộc thôn 2 xã Trà Linh, một trong những thơn có số hộ nghèo và quá nghèo thuộc diện thấp nhất trong tồn xã, khơng có người kinh và 100% là người dân tộc Xê Đăng (Cả xã có trên 95% là người Xê Đăng; cịn lại số ít là người kinh, bao gồm những người bn bán, giáo viên tiểu học… lên công tác và định cư, xây dựng gia đình ngay tại địa phương).

Bảng 3-1. Số thôn, số hộ, số khẩu, thành phần dân tộc, tỷ lệ đói nghèo của xã Trà Linh

Số thơn Số hộ Số khẩu Dân tộcchính

Hộ nghèo Tỷ lệ % hộ đói nghèo Tổng số Hộ quá nghèo Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 59 413 Xê Đăng 38 247 4 31 64,4 2 115 855 Nt 52 360 9 66 45,12 3 66 393 Nt 40 194 3 20 60,60 4 89 519 nt 50 285 12 64 56,18 Tổng 329 2180 95% 180 1.086 28 181 54,7

(Nguồn: Trích báo cáo của UBND huyện Trà My tháng 5 năm 2003)

- Số người trong độ tuổi lao động ở toàn xã là 1.022 người, phương thức canh tác chủ yếu là khai hoang và đốt nương làm rẫy. Có tới gần 1/3 số hộ thiếu ăn từ 2-3 tháng/năm.

3.2.2Kinh tế, văn hoá, xã hội

Là một xã vùng sâu vùng xa, khó khăn về nhiều lĩnh vực đặc biệt là đường giao thông chưa đến được trung tâm (UBND) xã. Thu nhập thêm của người dân nơi đây phụ thuộc vào việc săn bắn hay hái lượm những sản phẩm sẵn có của rừng như chim, thú, mật ong và một số lâm sản khác, nhưng cũng chỉ tập chung ở số lượng rất ít người. Duy nhất tại khu vực UBND xã có vài hộ gia đình người kinh lên sinh sống và mở giao thương, trao đổi, bn bán hàng hố. Riêng khu vực nóc Mang Lùng khơng có bất cứ sự thương mại nào, người dân ở đây vẫn phải đi bộ xuống xã Trà Nam, xã Trà Don hoặc thậm chí về trung tâm huyện là thị trấn Tăk Pỏ, cách đó 40km.

- Về phong tục tập quán: Do chủ yếu là người dân tộc Xê Đăng nên phong tục tập quán mang đậm nét đặc trưng của Tây Nguyên. Mỗi năm có nhiều lễ tết như: Tết lúa mới, lúa kho, lúa thừa hay tết đâm trâu... (vùng Trà Linh ít đâm trâu hơn do đời sống quá nghèo khó).

- Về giáo dục – Y tế : Xã có một trường tiểu học, cịn lại tại mỗi nóc có từ 1 đến 2 thầy cô giáo phụ trách ln lớp 1 và lớp 2. Khơng có người học hết trung học phổ thơng, số rất ít học hết trung học cơ sở được xã cử đi học nghiệp vụ về làm giáo viên tiểu học, mẫu giáo hoặc cán bộ y tế thôn bản.

- Về giao thơng: Khơng có đường giao thơng từ trung tâm huyện đến xã, thơn. Duy nhất là đường mịn và đi bộ luồn qua rừng hay các nương rẫy. Gần đây, sau khi tách ra từ huyện Trà My, huyện Nam Trà My có đầu tư làm đường nhưng mới chỉ có thể cho ơ tơ đi lại được trong thời gian ngắn của mùa khơ và cịn cách UBND xã chừng 2 giờ đi bộ (Từ UBND xã đến nóc Măng Lùng phải leo dốc chừng 3 giờ và đến vườn sâm phải thêm 2 giờ đi bộ nữa).

Nhận xét và đánh giá chung:

Qua những phân tích rất khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của toàn xã Trà Linh nói chung và khu vực nóc Măng Lùng nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét căn bản sau:

* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi khơng những cho việc trồng trọt mà cịn thuận lợi rất nhiều cho công tác nghiên cứu tạo giống Sâm ngọc linh. Nói một cách khác, Sâm ngọc linh chính là một sản phẩm quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho dãy Trường Sơn, núi Ngọc linh và những cộng đồng dân tộc đang sinh sống ở đây, khơng chỉ có xã Trà Linh.

- ởđộ cao trên 1.800m so với mực nước biển, xa các khu dân cư, rừng ít bị tàn phá nên có độ che phủ lớn. Khí hậu mát, độ ẩm cao, tầng mùn cịn dầy nên phát triển trồng Sâm ngọc linh là rất thuận lợi (nhiều nơi trước đây đã từng có Sâm ngọc linh mọc tự nhiên).

- Trong vài năm trở lại đây, người dân trong toàn xã đã được tuyên truyền, học tập nâng cao nhận thức và hiểu biết về Sâm ngọc linh.

* Khó khăn: Khơng chỉ xã Trà Linh (còn nhiều xã khác trong huyện như Trà Cang, Trà Nam) có khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Nóc Măng Lùng ở cao nhất, xa nhất nên càng khó khăn hơn, từ kinh tế đến văn hố xã hội. Hiện tượng bỏ học, thất học cịn nhiều nên vấn đề nhận thức của người dân cịn chậm, đơi khi bị ràng buộc bởi các hủ tục như cúng ma, xem bói...

- Diện tích đất rừng cịn nhiều nhưng chưa tiến hành giao đất giao rừng nên việc qui hoạch vùng trồng sâm gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó là người dân cịn thói quen du canh và đơi khi đốt nương làm rẫy một cách bừa bãi. (Vì sườn Đơng núi Ngọc Linh chưa được qui hoạch thành Khu Bảo tồn thiên nhiên như ở phía Kon Tum.)

- Trước nhu cầu mưu sinh, một bộ phận không nhỏ người dân địa phương khai thác lâm sản để trao đổi hoặc bán. Đặc biệt là săn tìm, khai thác Sâm ngọc linh mọc hoang dại khiến cho nguồn hạt giống trong tự nhiên bị cạn kiệt.

- Chưa có lồi cây trồng nào được đưa vào địa phương nhằm nâng cao đời sống đồng thời góp phần làm ổn định kinh tế, xã hội. Từ năm 2002 nhờ chương trình Bảo tồn Sâm ngọc linh, một số hộ dân trong xã đã được cấp từ 500 đến 1000 cây sâm giống từ hạt để trồng trên rừng. Nguồn cây giống do Công ty dược và Vật tư Y tế Quảng Nam, đơn vị đang trực tiếp quản lý vườn sâm cùng với KS. Lê Thanh Sơn và các cán bộ công nhân Trạm Dược Liệu Trà Linh cung cấp.

Chương 4

Kết quả và bàn luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)