Nghiên cứu nhân giống từ đầu mầm thân rễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 59 - 63)

4.5 Kết quả nghiên cứu nhân giống từ một phần thân rễ (củ)

4.5.1 Nghiên cứu nhân giống từ đầu mầm thân rễ

Việc nhân giống Sâm ngọc linh bằng thân rễ ngầm xuất phát từ thực tế những người dân địa phương thu hái trong tự nhiên làm gãy phần trên của củ, sau khi lấy đi phần bên dưới họ vùi lại chỗ cũ ở trong rừng và những năm sau họ thấy cây vẫn mọc. Giai đoạn đầu tiên của việc thu thập cây trong tự nhiên về trồng tại Vườn bảo tồn sâm của Trạm Dược liệu Trà Linh trước đây cũng vậy. Sau khi thu từ rừng về, những người công nhân địa phương đã bẻ bớt phần củ to bên dưới lấy làm thuốc, phần trên cịn lại đem vùi vào các hốc đá có mùn, trên luống ... để làm giống. Tuy nhiên, sau này Ds. Nguyễn Thới Nhâm và Ds. Phan Văn Đệ cũng đã mô tả về cách nhân giống này [5].

Trên lý thuyết, mỗi một mắt (sẹo) của phần thân rễ Sâm ngọc linh có thể cho ra một chồi thân mang lá mới ở mùa sinh trưởng năm sau (hoặc năm sau nữa). Quan sát những cá thể đem trồng trong 3 năm, từ 2001 đến 2003, chúng tôi nhận thấy như sau:

Đối với những củ từ 2 đến 3 tuổi (2 – 3 đốt), nếu bị tổn thương quá lớn (loét, gẫy đầu mầm) thì khả khả năng bật lên thân lá mới ở ngay mùa sinh trưởng năm sau là rất khó, do đã bị mất đi đỉnh sinh trưởng ra chồi thân. Tuy nhiên sang năm sau nữa thì vẫn có khả năng nảy mầm.

Trong tự nhiên, những cây lâu năm (từ 5 tuổi trở lên) do những tác động hay những nguyên nhân khác khiến cho đỉnh sinh trưởng (chồi ngủ) bị hỏng thì vào mùa sinh trưởng năm sau, tại những mắt (sẹo lồi) cũ sẽ bật ra chồi mới (ảnh 4-13).

ảnh 4-13. Cây ra chồi từ những mắt (sẹo lồi) cũ

Năm 2001 tại vườn sâm của tỉnh Quảng Nam, sau khi những công nhân tiến hành thu hoạch củ, họ để chừa lại phần đầu mầm để trồng lại. Chúng tơi có chọn lọc và chia số đầu mầm này thành 2 nhóm. Nhóm 1 chỉ có duy nhất 1 đốt; nhóm 2 chừa lại từ 2-3 đốt (khơng phân loại kích thước mầm lớn nhỏ). Sau đó trộn các đầu mầm vào tro bếp rồi đem giâm trong vườn ươm. Kết quả được ghi trong bảng 4-4.

Như vậy khả năng mọc chồi thân ở loại giống gồm từ 2 đến 3 đốt tốt hơn nhiều so với loại giống chỉ có duy nhất 1 đốt (41,71% so với 81,30%).

Lưu ý : Hiện tại chúng tôi mới xử lý vết cắt bằng việc chấm vào tro bếp, đây là kinh nghiệm của một số người dân và công nhân Trạm dược liệu Trà Linh.

Bảng 4-4. Kết quả thí nghiệm ươm giống từ đầu mầm

Loại mầm

ươm Số mầm ươm năm 2002/Tỷ lệ %Số cây mọc chồi Số cây mọc chồi đếnnăm 2003/Tỷ lệ % Ghi chú

1 đốt 1900 293 (15,42%) 788 (41,47%) ươm ngày

22/12/2001; kiểm tra ngày 1/7/2002 và

15/7/2003 2 và 3 đốt 460 309 (67,17%) 374 (81,30%)

Về cơ bản thì trong năm đầu tiên những cây mầm này cũng khó có thể đưa ra trồng mà thường phải giữ lại trong vườn ươm thêm một năm nữa. Có tới 26,05% cây năm sau nữa mới mọc (loại 1 đốt) và 14,13% (loại 2 – 3 đốt).

Để có thêm dẫn liệu khẳng định cho việc lựa chọn đầu mầm làm giống, năm 2002 chúng tơi tiến hành lặp lại thí nghiệm nhưng đã có sự lựa chọn vật liệu làm giống (cây mẹ) đồng đều hơn. Nghĩa là lấy lô cây trồng năm 1997, lựa chọn cây mẹ (củ) có đường kính trên 1,5cm (tính tại vết cắt). Sau khi xử lý vết cắt bằng cách chấm vào tro bếp, đem giâm trong vườn ươm và theo dõi trong 2 năm liên tục, kết quả ghi trong bảng 4-5.

Bảng 4-5. Kết quả ươm giống từ các đầu mầm qua 2 năm theo dõi TT Loại giống Số lượng Thành cây/Tỷ lệ % Ghi chú

2003 2004

1. 1 đốt 150 47 (31,33) 82 (54,66) Ươm ngày 20/7/2002; kiểm tra ngày 15/7/2003

và 20/7/2004 2. 2 đốt 150 121 (80,66) 133 (88,66)

3. 3 đốt 150 150 (100,0) 4. 4 đốt 150 150 (100,0)

Như vậy nếu sau khi thu phần củ bên dưới, để lại phần đầu mầm từ 3 đốt trở lên đến 4 đốt thì khả năng tạo thành cây con ngay trong năm sau là rất cao, thậm chí 100% (ảnh 4-14).

Sở dĩ phải theo dõi trong 2 năm liên tục bởi vì ở loại đầu mầm chỉ có 1 hoặc 2 đốt, có thể do vết thương quá lớn nên cây không thể mọc chồi ngay trong năm đầu tiên.

ảnh 4-14. Sau khi thu phần củ bên dưới, để lại từ 3- 4 đốt làm giống

Giải thích nguyên nhân cho tỷ lệ tạo giống thấp ở loại giống 1 đốt (1mắt), do vết thương qúa lớn cộng với đất mùn ẩm nên phần củ chừa lại rất rễ bị thối, khơng có khả năng phục hồi.

Trước đây người dân địa phương cũng như công nhân trong Trạm dược liệu Trà Linh thường dùng tay bẻ ngay sau khi thu củ, việc làm này thường làm cho vết thương có diện tích lớn hơn và đơi khi khiến phần chừa lại làm giống bị giập nát, sau đó lại khơng xử lý vết thương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đầu mầm sau một thời gian bị thối và làm cho hiệu suất nảy mầm thấp.

Một số người dân địa phương có sử dụng kinh nghiệm xử lý vết cắt bằng nước tỏi (sau khi cắt ngâm toàn bộ phần đầu mầm trong nước tỏi 1 giờ). Chúng tơi cũng đã có thử nghiệm để kiểm chứng nhưng do số lượng đầu mầm ít nên chỉ bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần 30 cá thể cho mỗi một thí nghiệm. Tiến hành năm 2001, cùng cắt chừa lại 2 đốt thân rễ và sau đó trồng thẳng lên luống mà khơng qua giai đoạn vườn ươm. Kết quả được ghi trong bảng 4-6.(Phụ lục 4.4)

Bảng 4-6. Kết quả các thí nghiệm có xử lý vết cắt đầu mầm

TN Cách xử lý Số đầu mầm Tỷ lệ mọc (%) Ghi chú

I. Ngâm nước tỏi 90 70 (77,78) Ươm ngày 16/12/2001, kiểm tra

ngày 1/7/2002 II. Chấm vào tro bếp 90 78 (86,67)

III. Đối chứng 90 67 (74,44)

Mặc dù thí nghiệm này mới chỉ được tiến hành duy nhất một lần trong năm 2001 nhưng chúng tôi thiết nghĩ, việc xử lý vết cắt bằng chấm vào tro bếp (cách vẫn đang làm) sẽ có tác dụng tốt hơn là ngâm nước tỏi. Trung bình ngâm nước tỏi đạt 77,78% và chấm vào tro bếp đạt 86,67%; rõ ràng cả 2 cách làm trên đều cho tỷ lệ mọc cao hơn việc không xử lý vết cắt (74,44%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tái sinh cây sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv ) phục vụ công tác bảo tồn tại vùng núi ngọc linh thuộc xã trà linh, huyện nam trà my, tỉnh quảng nam​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)