4.4 Kết quả nghiên cứu nhân giống từ hạt
4.4.2 Cách xử lý hạt trước khi gieo
Trước khi xử lý quả được phân loại ra như sau:
Quả loại I: Vỏ quả có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, quả căng, mọng. Quả loại II: Vỏ quả có
màu vàng hoặc nâu đỏ, quả căng, dày
Thông thường đối với quả loại I, có thể đem xử lý và gieo ngay, quả loại II cần có thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày cho đạt độ chín và
chín đều mới đem xử lý tiếp (ảnh 4-5).
ảnh 4-6. Hạt loại 2 sau khi được ủ từ 2-3 ngày cho chín đều
Có hai cách xử lý hạt trước khi gieo như sau:
Cách 1: Sau khi ủ cho quả chín đều, gieo cả quả (ảnh 4-6).
Cách 2: Đãi bỏ lớp vỏ và thịt quả, loại bớt quả (hạt) nổi trước khi gieo (ảnh 4-7).
ảnh 4-7. Hạt giống sau khi được đãi vỏ
Sau nhiều năm nghiên cứu và so sánh hai hình thức xử lý hạt trên với cùng một chất lượng quả giống như nhau (quả loại 1) chúng tôi thu được kết quả như sau (Bảng 4-3):
Bảng 4-3. Kết quả các thí nghiệm gieo hạt
Loại quả (hạt) Biện pháp xử lý Tỷ lệ nảy mầm(%) Ghi chú
I (quả) Thu về gieo ngay 91,21 Để sau 1 ngày mới gieo 91,67 Để sau 30 ngày 31,66 I (hạt) Đãi xong gieo ngay 91,82
Đãi xong phơi ráo 94,24 Sau 1-2 ngày
Để sau 30 ngày 0
II (quả) Thu xong gieo ngay 89,77
ủcho tới chín đỏ 91,48 Sau 2-3 ngày Để phơi 1 ngày 91,15
Do công nhân tự thu
(lẫn quả xanh) Thu xong gieo ngay 57,70 Lô đối chứng
ủthêm 2 ngày rồi gieo 60,01 Lô đối chứng
Số liệu trên được tổng hợp từ kết quả gieo của 3 năm liên tục (từ 2001 đến 2003). Mỗi cơng thức thí nghiệm được lặp lại 5 lần, mỗi lần 65 quả hoặc 90 hạt.
Trên thực tế, để đãi bỏ lớp vỏ quả là rất khó, chúng tơi thường phải dùng lưới nilon sau đó cho quả vào trong và trà xát. Dùng rá đãi và trà như các loại hạt giống khác nhưng thao tác khó hơn. Sau đó đãi hạt và loại bỏ hạt lép, hạt nổi, chỉ lấy hạt chìm.
Những người dân địa phương và cơng nhân ở Măng Lùng cịn xử lý bằng cách trộn quả với tro bếp, thậm chí trộn lẫn với cát ở suối, trà qua cho giập phần vỏ quả rồi đem gieo.
Sau nhiều năm tiến hành thử nghiệm, chúng tôi thấy sự chênh lệch về tỷ lệ nảy mầm giữa biện pháp gieo thẳng (có hoặc khơng bóp nát quả chín) và biện pháp đãi lấy hạt xong mới gieo là không nhiều (91,21% và 94,24%), hơn nữa thao tác đãi hạt lại rất khó nên khuyến cáo là khơng đãi bỏ vỏ trước khi gieo. Việc này phù hợp và đỡ tốn công hơn đối với người lao động địa phương tại đây và với đối tượng là Sâm ngọc linh.
Việc đãi hạt cũng chỉ làm được với hạt loại I, còn hạt loại II nếu đem trà vỏ ngay là rất khó; sau khi ủ cho chín đều rồi đem đãi lại càng khó vì lúc này quả đã khơng cịn mọng nước. Chúng tơi cũng đã thử nghiệm nhưng kết quả là không đãi được, thậm chí cịn làm tổn thương tới hạt. Chỉ có thể đãi sau khi ngâm trong nước từ 1 đến 2 ngày nhưng việc này khơng có lợi.
Để cho ráo quả (hạt) thường phải phơi trong bóng râm, thơng thường tãi hạt ra trên các vật dụng để đựng đơn giản như giá, nia ... và để trong bóng râm. Như thế khi gieo các quả (hạt) mới tách rời nhau, đảm bảo khoảng cách giữa các cây mầm trong vườn ươm sau này (ảnh 2 – Phần phụ lục).
Sự khác biệt về tỷ lệ nảy mầm giữa quả loại 1 và loại 2 cũng là không đáng kể cho dù xử lý ở những cách thức khác nhau. Từ đó chúng tơi nhận xét: nếu sản xuất lớn, thì khi thu hái quả có thể thu quả từ loại I đến loại II, sau đó đem ủ từ 1 đến 2 ngày rồi đem xử lý và gieo.
ở lô đối chứng (quả do công nhân tự đi thu về), chúng tôi không phân loại mà gieo ngay hoặc ủ thêm vài ngày rồi gieo, trên thực tế nó bao gồm cả 2 loại hạt thậm chí nhiều quả cịn xanh nên tỷ lệ nảy mầm thấp hơn rất nhiều (Bảng 4-3). Điều này cũng lý giải tại sao giai đoạn trước năm 2000, sức sản xuất cây giống cũng như tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở Trạm dược liệu Trà Linh chỉ đạt rất thấp.
Ngoài ra cũng cần chú ý là do thời gian quả chín đang trong mùa mưa, vỏ quả lại có nhiều đường nên khi thu quả chín về nếu khơng gieo ngay và để q lâu quả sẽ bị mốc đen và thối. điều này
làm giảm rất nhiều đến khả năng nảy mầm của hạt.ở chốt sâm tại xã Măng Ri bên phía tỉnh Kon Tum, do lượng hạt giống thu được q ít nên những người cơng nhân thường để từ 1-2 tuần, sau khi gom đủ 1.000 quả họ mới đem gieo, khi đem gieo quả đã bị mốc đen, năm 2001 chỉ thu được 3.750 cây/ 13.400 quả đem gieo (ảnh 4-8).